Cận cảnh đàn "thủy quái" giá trăm triệu/con tại Tây Ninh

B. Bình |

Giá một cặp cá hải tượng giống tùy theo trọng lượng và độ đẹp có thể lên đến cả trăm triệu/con.

Đàn hải tượng có 3 con với trọng lượng mỗi con khoảng 70 kg được ông Ngô Văn Phước (60 tuổi, ngụ ấp Lộc Vĩnh, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) nuôi từ năm 2014.

Gần đây, một trong ba con bất ngờ sinh sản cả đàn cá con.

Theo miêu tả trên tờ Pháp luật TP.HCM, cá hải tượng khoác vẻ ngoài đặc biệt nên được các bậc cự phú lùng mua nuôi để cầu tài lộc. Từ thập niên 90, cá hải tượng được du nhập vào Việt Nam để nuôi làm cảnh.

Giá một cặp cá hải tượng giống, dài 20cm có giá khoảng 3,5 triệu đồng; cá lớn tùy theo trọng lượng và độ đẹp có thể lên đến cả trăm triệu.

Chi phí mua thức ăn để nuôi loài cá này khá tốn kém, trung bình 1 con cá hải tượng dài 1,5m; mỗi ngày ăn hết gần 5kg cá. 

Trước đó, báo Tây Ninh thông tin, đàn cá của ông Phước được nuôi trong ao có diện tích ao khoảng 300m2, nơi cạn nhất khoảng 0,8m, nơi sâu nhất khoảng 1,5m.

Do ao ở gần kênh Đông của công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng- Phước Hoà, nên thường xuyên có nước vào ra.

Thấy ông Phước có áo rộng, đầu năm 2014, một người bạn của ông ở TP Hồ Chí Minh đã tặng cho ông 7 con cá hải tượng, mỗi con nặng từ 20-25kg. Ban đầu ông nuôi chúng trong một ao riêng, dùng lưới B40 ngăn lại để chúng không thể bơi sang các áo khác.

Gần một năm sau, đàn cá lớn lên, cái ao trở nên chật chội nên một con trong số đó đã bị chết. Các con còn lại phá hàng rào bơi ra ao khác.

Thoát ra ngoài môi trường rộng, kiếm được nhiều thức ăn nên chúng lớn rất nhanh. Vào một ngày đầu năm 2015, bỗng nhiên ông Phước nhìn thấy con cá hải tượng mẹ dẫn theo một đàn con bơi lượn khắp ao.

Cứ khoảng 15 phút, cá mẹ lại ngoi lên mặt nước đớp không khí. Đàn cá nhỏ ước tính khoảng 1.000 con bơi sát theo mẹ, thỉnh thoảng chúng cũng nổi lên đớp không khí rồi lặn xuống.

Ông Lê Văn Khải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tây Ninh cho biết, chưa thể khẳng định về mặt lợi, hại của loài cá này.

Tuy nhiên, do nhu cầu lượng thức ăn của loài cá này lớn, vì vậy ông khuyến cáo người dân không nên phát tán loài cá này ra môi trường tự nhiên.

Dưới đây là một số hình ảnh về đàn "thủy quái" trong vườn nhà tại Tây Ninh:

Cá con thường bơi thành đàn trên lưng cá trống. Ảnh: Pháp luật TP.HCM
Cá hải tượng rất hung dữ khi sinh con. Ảnh: Báo Tây Ninh
thủy quái, săn cá, cá hải tượng, ngư dân, ao nhà, thủy-quái, săn-cá, cá-hải-tượng, ngư-dân, ao-nhà,
Chỉ cần thấy có người, cặp cá trống liền ra canh chừng và đớp bóng cảnh cáo. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Cận cảnh đàn cá hải tượng quý hiếm được nuôi trong ao của gia đình ông Phước. Clip do Zing.vn thực hiện.

Cá hải tượng hay còn gọi là cá rồng có tên khoa học là Arapaima gigas phân bố chủ yếu tại Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon. Cá hải tượng có thể đạt đến chiều dài 6m và nặng hàng tấn.

Loại cá này đẻ như cá cờ, cá sặc ở xứ ta, tức là đào vũng ở đáy bùn để đẻ trứng. Trứng sau khi ra đời được cá đực ngậm trong miệng. Cá đực cũng ngậm cá con mới nở trong khi cá cái bơi quanh. Chúng sống từng đôi khi vào mùa sinh đẻ và sẽ cùng chăm con.

Đây là loài cá quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ thế giới.

Loài cá này được mệnh danh là "thủy quái" do kích thước khủng và tính phàm ăn.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại