Bắt “nhà tâm linh cậu Thủy”: Chuyện kể của gia đình nạn nhân

Văn Pháo |

(Soha.vn) - Khi được hỏi về việc xét nghiệm ADN bộ hài cốt do "cậu Thủy" tìm, ông Bộ cho hay: “Chúng tôi người trần mắt thịt, thấy di vật như vậy thì không đi xét nghiệm ADN".

Tiếp tục tìm hiểu thông tin về “nhà tâm linh” “cậu Thủy” – người vừa bị khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do có hành vi làm giả hài cốt liệt sĩ, di vật liệt sĩ và nơi chôn liệt sĩ, chúng tôi đã tìm nhà của những người thân của liệt sĩ Mẫn Bá Phùng (SN 1944, ở Thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh, hy sinh năm 1968).

	Ông Mẫn Bá Bộ.

Ông Mẫn Bá Bộ.

Tại đây, chúng tôi đã gặp ông Mẫn Bá Bộ (em con nhà chú của Liệt sĩ Mẫn Bá Phùng và là hàng xóm của “cậu Thủy”). Ông Thúy cùng đoàn đã dẫn dắt gia đình ông Bộ vào Đắc Lắc tìm kiếm hài cốt. Theo ông Bộ, bây giờ nghe tin ông Thúy lừa cả những chuyện tâm linh thiêng liêng mới vỡ lẽ nhiều vấn đề.

Ông Bộ nhớ lại: “Một vài năm gần đây, ông Thúy tìm mộ ở đâu thì cũng không biết nhưng khi ngân hàng chính sách xã hội thông báo cho gia đình là có liệt sĩ Mẫn Bá Phùng (anh con nhà bác ruột tôi) thì chúng tôi rất mừng. Giấy báo của ngân hàng chính sách xã hội báo là các chi phí đi lại do ngân hàng chính sách xã hội (gọi tắt là ngân hàng) ưu tiên.

Ngày 26/11/2012, chúng tôi đi vào trong đó. Khi vào trong đó, gia đình chúng tôi được những người của ngân hàng giúp đỡ rất nhiều kể cả về lễ lạt, cúng bái. Đó là một khu rừng có nhiều cây lâu đời, cằn cỗi, cỏ gianh thì đã bị phạt để người dân ở đó trồng ngô, trồng rẫy hết”.

“Khi ông Thúy vào thì ông ấy khấn cúng, sau đó ông ấy cầm một nắm hương rồi đưa cho người nhà của liệt sĩ và cả một số nhân viên ngân hàng: con trai dùng tay trái, con gái dùng tay phải rút một nén hương.

Ông Thúy vẫn đứng đấy và phổ biến rằng: “Nếu như “vong” nhập vào ai thì “vong”  sẽ dẫn đến nơi có hài cốt”. Tôi cũng không hiểu thế nào nhưng sau đó có người như bị “vong” nhập thì ông Thúy đến dỗ “vong”: “Vong chết như thế nào thì bảo cậu để cậu đưa về với gia đình”. Sau đó “vong” đi cắm hương rồi ông Thúy bảo anh em công an ở đó lấy dây khoanh một vùng. Sau đó vong chỉ 3-4 hố, mỗi hố rộng độ 4-5 mét vuông rồi đào tìm”, ông Bộ kể lại.

Nói về thời điểm tìm thấy hài cốt, ông Bộ cho hay: “Tôi nhớ hôm tìm thấy là vào lúc 16h30 chiều, lúc xế tà, người ta bố trí máy phát điện và 3 bóng điện rồi toàn cán bộ ngân hàng làm (đào tìm – PV). Tôi cũng đã được chứng kiến: gia đình liệt sĩ Mẫn Bá Phùng, mỗi người vào cuốc 21 nhát vòng quanh khu vực được cho là có hài cốt.

Trước đó công binh đã dò xem có mìn không rồi chặt cây. Đất phẳng lì và cứng chắc. Sau khi đào được hơn 40 cm thì thấy di vật là cái bi đông chổng ngược, nắp một nơi. Sau đó, anh em ở ngân hàng mới lấy lên, cậy thì thấy rất chắc. Khi rửa sạch thì thấy chữ “Mẫn Bá Phùng F7 HBắc”.

	Hai mặt của kỉ vật bị làm giả.

Hai mặt của kỉ vật bị làm giả.

Ngày đó, Hà Bắc bao gồm cả Bắc Giang và Bắc Ninh nhưng gia đình nghĩ rằng “Mẫn Bá” thì chỉ có ở Chấp Bút (Thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh) mới có. Tôi thấy các chữ trên bi đông đều được khắc bằng cách dùng đinh châm. Chúng tôi người trần mắt thịt nên khi có di vật như vậy thì bảo đây đúng là anh mình rồi. Sau đó thì thấy hài cốt nhưng còn gì nữa, xương đầu chỉ còn mùn. Có chỗ thì có xương và có chỗ thì còn đủ 5 cái cúc áo, có đôi dép cao su Trung Quốc…”.

Khi được hỏi về việc xét nghiệm ADN sau khi tìm thấy hài cốt thì ông Bộ cho hay: “Chúng tôi người trần mắt thịt, khi thấy di vật như vậy thì không đi xét nghiệm ADN”.

Sau đó ông Bộ dẫn chúng tôi đến xem bi đông. Tại nhà người em trai của liệt sĩ Mẫn Bá Phùng, bà Nguyễn Thị Cúc (51 tuổi, em dâu của liệt sĩ Phùng) cho biết bà rất bất ngờ khi hay tin ông Thúy bị bắt như vậy.

	Bà Nguyễn Thị Cúc không ngờ bị lừa cả trong lĩnh vực tâm linh.

Bà Nguyễn Thị Cúc không ngờ bị lừa cả trong lĩnh vực tâm linh.

Bà Cúc mang chiếc tủ kính được đặt trên bàn thờ xuống nền nhà rồi mở cửa tủ lấy chiếc bi đông ra cho chúng tôi xem. Đó là một chiếc bị đông nặng vì bên trong có đất. Một mặt của chiếc bi đông đã bị bong tróc khá nhiều, mặt còn lại còn nguyên hàng chữ được chạm bằng đinh chữ “Mẫn Bá Phùng F7 HBắc”.

Khi được hỏi về lọ penexilin đựng tờ giấy có tên tuổi, quê quán liệt sĩ thì ông Bộ nói rằng: “Người ta bảo là nếu ai nằm ở viện thì mới có, còn các chiến sỹ đi chiến trường thì không có”.

Khi được hỏi về việc chưa đào lên thì làm sao ông Thúy biết liệt sĩ Mẫn Bá Phùng nằm ở đó mà chỉ cho gia đình biết để vào tìm thì ông Bộ lắc đầu nói: “không biết”. “Bây giờ gia đình có nguyện vọng là nhờ cơ quan chức năng kiểm tra xem như thế nào”, bà Cúc buồn rầu nói.

Những thông tin đặc biệt về Phan Thị Bích Hằng và ngoại cảm (cập nhật liên tục)

Nhà ngoại cảm Bích Hằng tìm được mộ em gái nguyên Phó thủ tướng
Hành trình tìm mộ nhà văn Nam Cao của bà Phan Thị Bích Hằng

Nhà giáo Quan Lệ Lan: Phủ nhận Phan Thị Bích Hằng là bất công
Nhà báo Phạm Ngọc Dương: Phan Thị Bích Hằng có lúc đúng, lúc sai
TS Khanh: "Nói Phan Thị Bích Hằng như vậy là vô trách nhiệm"

Bà Phan Thị Bích Hằng từ chối tìm nạn nhân đi thẩm mỹ bị vứt xác
Thực hư việc nhà ngoại cảm Bích Hằng "hóa giải dớp tử thần" ở cầu Bãi Cháy?
Bà Phan Thị Bích Hằng và những "chiến tích" tìm mộ liệt sỹ

Toàn bộ thông tin vụ việc: BẤM VÀO ĐÂY

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại