Bài toán lớp 3 thách GS Châu: Độc giả giải trong 3 phút

Thiên Di |

Bài toán lớp 3 lên báo Anh, Mỹ gây xôn xao và khiến đau đầu nhiều người được chàng sinh viên ĐH Bách khoa tìm ra đáp án trong 3 phút.

>>>Bài toán lớp 3 thách GS Châu giải: GS Sính, TS Khải nói gì?

>>> Bài toán lớp 3 gây sốt ở VN và thế giới: Người ra đề "sơ suất"?

Gần đây, bài toán dành cho học sinh lớp 3 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn. Thậm chí, báo chí nước ngoài còn đăng tải hàng trăm lời giải có thể qua việc mò mẫm hay lập trình, tính toán.

Chúng tôi đưa bài toán này đến các thầy giáo dạy Toán, học sinh chuyên Toán, thủ khoa giải đáp và phần trả lời của họ rất đặc biệt, bất ngờ.

Đề toán lớp 3 gây tranh cãi.
Đề toán lớp 3 gây tranh cãi.

Vũ Hoàng Sơn (cựu HS chuyên Hóa Trường Khoa học Tự nhiên, là 1 trong 4 thí sinh tham dự chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2013) nói: “Thực ra em chỉ mò mất 3 phút để có đáp án”.

Sơn lý giải: “Ban đầu nhìn qua thì khó nhưng em vừa mò mẫm vừa tính toán để ra kết quả. Thực ra sẽ có nhiều đáp án, nhưng em không tìm ra quy tắc – em nghĩ đó mới là điều khó”.

Khi chúng tôi nói bài toán này được giao cho học sinh lớp 3, Sơn bất ngờ: “Lớp 3 thì em thấy rất khó, nếu không cầm máy tính mà bấm tay thì khó giải lắm”.

Đáp án mà Sơn đưa ra như sau: (6) + 13x(5) :(1) +(1) +12x(2) - (9) - 11-(1)x(1):(1) - 10 = 66

(5) + 13x(5):(1) +(1) + 12x(2) - (9) - 11 + (1)x(1):(1) - 10 = 66.

Một độc giả cho biết bài toán này từng xuất hiện trong diễn đàn cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia với các đáp án lựa chọn.
Một độc giả cho biết bài toán này từng xuất hiện trong diễn đàn cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia với các đáp án lựa chọn.

Còn theo thầy Lại Tiến Minh (giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội - giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh) thì đây là bài toán có nhiều nghiệm và yêu cầu của bài là chỉ cần tìm ra một nghiệm.

“Cách giải bài toán này theo kiểu mò mẫm, lợi dụng thứ tự ưu tiên giữa các phép toán. Bài toán không có quy luật để giải và không phát huy được năng lực tư duy của học sinh. Nếu ra đề cho học sinh lớp 3 thì quá sức!”, thầy Minh cho biết.

Thầy Minh còn nói thêm, thầy đã cho học sinh lớp 10 của mình làm bài này nhưng sau 60 phút có rất ít em tìm ra đáp án.

Bài toán “tự chế”, không có ý nghĩa giáo dục

Còn Nguyễn Thế Hoàn (SN 1997) – Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế 2014 không biết đến bài toán này trước đó.

Khi đọc đề toán, Hoàn cho rằng những bài như thế này không phải là toán bởi cứ có một dãy phép tính cho trước thì người ra đề giấu/xóa hết số đi và yêu cầu điền lại.

“Một bài như vậy thì trẻ con cũng ra được chứ không phải người lớn hay giáo sư. Với dạng đề này có thể người làm sẽ mò là ra.

Em cho rằng bài này không phải đề toán hay, hóc búa mà thuộc dạng “tự chế”, tự nghĩ ra rồi đố trẻ con”, Hoàn nói thêm.

Thầy Lại Tiến Minh cũng lý giải rằng, người ra bài toán này thực hiện một phép tính ra ngoài giấy rồi xóa đi các số từ 1-9 để đánh đố học sinh.

Cùng ý kiến đó, Nguyễn Ngọc Thiện (Thủ khoa 29 điểm ĐH Ngoại thương 2012) cho hay, bài này có thể không có cách giải chính thống, nếu có thì rất dài và thử nhiều, không thể giải với suy luận thông thường.

“Chắc chắn có nhiều đáp án vì trong các ô cần điền, một số ô có vai trò như nhau. Bài toán không có ý nghĩa về mặt giáo dục, không rút ra được nhiều tư duy toán học khi giải được.

Có thể thấy tác giả đơn thuần là nghĩ ra một dãy số và xóa đi để đánh đố. Việc giải gây ức chế cho người giải và mất rất nhiều thời gian”, Thiện nói thêm.

Đã xác định được nguồn gốc bài toán lớp 3 gây tranh cãi.
Đã xác định được nguồn gốc bài toán lớp 3 gây tranh cãi.

Một độc giả của Báo Trí Thức Trẻ đã gửi cho chúng tôi cách giải này:

Ta điền lần lượt các số từ 9 đến 1 vào các dãy ô trống, bắt đầu từ dãy ô trống liền dưới dãy số đã cho theo quy luật giảm dần từ trái sang phải (như dãy số đã cho).

Sau khi điền đầy đủ các ô trống theo cách đó, ta có: 3 + (13x9:5) + 8 + (12x2) - 1 - 11 + (7x4:6) - 10.

Tuy nhiên, ta thấy rằng: 13x9=117 không chia hết cho 5 mà chia hết cho 3; 7x4 = 28 không chia hết cho 6 mà chia hết cho 2.

Vì vậy, ta thay ô có số 5 thành số 3 và ô có số 6 thành số 2, (một cách ngẫu nhiên) ta được: 3 + (13x9:3) + 8 + (12x2) - 1 - 11 + (7x4:2) - 10 = 66.

Tuy nhiên theo Nguyễn Ngọc Thiện thì cách giải này không có căn cứ, từ bước thay vào đầu tiên đến thay số vào chỉ là may mắn.

Lời mời của TS Giáp Văn Cương dành cho các nhà toán học.
Lời mời của TS Giáp Văn Cương dành cho các nhà toán học.

Báo Tuổi trẻ đưa tin ngày 24/5, nguồn gốc của bài toán lớp 3 này đã được tìm ra. Theo đó, cách đây 1 tuần các giáo viên Trường Tiểu học Thăng Long, phường B’Lao, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng đã giao bài tập ôn luyện cho học sinh lớp 3.

Trước đó, ngày 20/4, TS. Giáp Văn Dương đăng tải trên facebook đường link bài báo nước ngoài đó kèm lời “rủ” 4 nhà toán học trong đó có GS Ngô Bảo Châu với câu hỏi: “Thực sự muốn biết các GS làm bài này hết bao nhiêu thời gian?".

PGS.TS Văn Như Cương
THPT Lương Thế Vinh
Với một bài toán quá khó và phức tạp như trên thì hoàn toàn không có giá trị, ý nghĩa về mặt giáo dục. Trái lại, nó còn làm học sinh mất thời gian, ức chế, căng thẳng không cần thiết. (Theo VietnamPlus)

 >> Bé 5 tuổi tử vong khi nghịch điện thoại đang sạc pin

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại