Vụ án chạy thận: Lần đầu hầu tòa, giám đốc bán thầu khen "tôi thấy Quốc rất giỏi"!

Nhóm PV |

Chiều 15/1, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án tai biến chạy thận tại BVĐK Hòa Bình tiếp tục thẩm vấn các bị cáo. Mở đầu là bị cáo Đỗ Anh Tuấn, giám đốc Công ty Thiên Sơn.

Giám đốc Công ty Thiên Sơn phản đối tội danh truy tố của VKS

Bước lên bục khai báo, bị cáo Đỗ Anh Tuấn nói phản đối cáo trạng truy tố của VKSND tỉnh Hòa Bình (với tội danh Thiếu trách nhiệm gây hiệu quả nghiêm trọng), cho rằng tội danh đó không đúng với cá nhân bị cáo. 

Theo bị cáo Tuấn, tháng 12/2009, Thiên Sơn cho BVĐK Hòa Bình thuê máy với 4 hợp đồng, tổng số cho thuê là 13 máy. Công ty Thiên Sơn đã giao 8 máy, còn lại 5 máy (cũng đặt tại BVĐK Hòa Bình, chưa thanh lý hợp đồng xong). 

Bản chất ký kết hợp đồng liên doanh liên kết xã hội hóa, thực chất là cho thuê máy. Hình thức thuê mua, sau khi hết thời gian, chạy đủ số ca bệnh, thì công ty sẽ bàn giao lại cho BV. Quyền lợi của Thiên Sơn là căn cứ theo thanh toán của BHYT thanh toán lại cho BVĐK Hòa Bình. Hợp đồng thuê máy có giá 7,7 USD/ca chạy thận.

Nguyên nhân Thiên Sơn cho thuê máy là do BV không đủ tiền mua, nên đã thỏa thuận với nhau bằng hình thức thuê. Thỏa thuận này không liên quan tới lợi ích cá nhân của bất cứ ai.

Theo bị cáo Tuấn, vận hành hệ thông máy móc, điều trị cho bệnh nhân là trách nhiệm của BVDDK Hòa Bình. Công ty chỉ có trách nhiệm cho thuê máy, khi có hỏng thì kỹ sư sẽ sửa. 

Về hệ thống RO số 2 (tồn dư hóa chất làm chết 9 người - pv), bị cáo Tuấn cho biết phía Thiên Sơn có lắp đặt hệ thống này cho bệnh viện, hợp đồng có được do đấu thầu, bảo hành 1 năm, hết bảo hành vào năm 2011, và Thiên Sơn không có trách nhiệm về những hư hỏng.

"Tài sản của BV, BV phải tự sửa chữa, Thiên Sơn không còn trách nhiệm", bị cáo Tuấn nói.

Ông Tuấn cũng khẳng định, không có nội dung đảm bảo chất lượng hệ thống nước RO trong hợp đồng. Kỹ thuật viên chỉ đảm bảo khả năng hoạt động của máy chạy thận ma Thiên Sơn lắp tại BV, không có điều khoản kỹ thuật viên phải có mặt tại BV. Trong trường hợp máy báo lỗi thì công ty sẽ cho kỹ sư đến sửa chữa.

"Trước đó, Thiên Sơn đã tiến hành rửa hệ thống rất nhiều lần và rất nhiều lần xét nghiệm nước. Bản thân bị cáo không thể nhớ chính xác là bao nhiều lần", bị cáo Tuấn khai.

"Tôi thấy Quốc rất giỏi"!

Cũng theo bị cáo Tuấn khai, Thiên Sơn đã ký hợp đồng với công ty Trâm Anh (do Bùi Mạnh Quốc làm giám đốc) để Quốc đến BVĐK Hòa Bình sửa hệ thống nước. Theo Sơn, đây chỉ là hợp đồng ký kết về mặt kinh tế.

Thiên Sơn không phải giám sát Quốc trong quá trình sửa sữa. Khi có xét nghiệm nước đạt tiêu chuẩn Quốc mới bàn giao cho Thiên Sơn, khi đó Thiên Sơn sẽ bàn giao lại cho BV", bị cáo Tuấn lập luận.

Theo bị cáo Tuấn, các yêu cầu theo hợp đồng, Quốc đã làm đúng với cam kết của Phòng vật tư BV. Tất cả các việc Quốc làm đều đúng với hợp đồng.

Giám đốc Công ty Thiên Sơn khẳng định: không chỉ đạo Quốc sử dụng hóa chất sực rửa màng RO. Quốc sử dụng hóa chất theo kinh nghiệm của bị cáo Quốc. Trong hợp đồng không quy định rõ ràng sử dụng hóa chất nào. Điều quan trọng là sử dụng hóa chất làm sạch hệ thống.

Theo bị cáo Tuấn, bị cáo Quốc đủ khả năng, năng lực để làm công việc sự rửa màng RO. Quốc là đối tác lâu năm, có kinh nghiệm. 

Vụ án chạy thận: Lần đầu hầu tòa, giám đốc bán thầu khen tôi thấy Quốc rất giỏi! - Ảnh 3.

Bị cáo Bùi Mạnh Quốc.

"Quốc là người rất chăm chỉ, chịu khó. Tôi thấy Quốc rất giỏi!", bị cáo Tuấn nhấn mạnh.

Rất nhiều lần, trong phiên tòa bị cáo Tuấn khẳng định chưa được bàn giao biên bản từ phía công ty Trâm Anh của Bùi Mạnh Quốc, nên Thiên Sơn chưa kiểm tra được,không thể biết được Quốc đã làm sai.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại