Viêm mũi dị ứng dễ nhầm với viêm xoang: Chuyên gia tai mũi họng chỉ cách phân biệt

Như Loan |

Ô nhiễm môi trường, thuốc lá, khói bụi, thay đổi thời tiết là những yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Viêm xoang có thể gặp ở nhiều lứa tuổi và đối tượng khác nhau, đặc biệt là ở đối tượng lao động do thường xuyên phải tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh.

Cứ nghĩ viêm mũi dị ứng nên chủ quan không đi khám

Trong cuộc sống thường nhật, có không ít người có biểu hiện hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong, ngạt mũi không cần thăm khám tự cho rằng mình đã bị cảm, sau đó vội vã dùng thuốc cảm (giảm đau, hạ sốt). Sau đó, bệnh không những không khỏi mà còn biến chứng nặng hơn.

Trường hợp anh Nguyễn Ngọc Duy (30 tuổi – làm việc tại Hà Nội) là một điển hình. Anh Duy là công nhân cầu đường, do công việc thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, khi thấy có các dấu hiệu đau nhức vùng xương hàm, nghĩ do làm việc nặng kèm theo ô nhiễm môi trường đường sá nên mới bị như vậy, anh ra quầy dược mua thuốc giảm đau về uống.

Dùng thuốc gần hai tuần không tiến triển, cho rằng viêm mũi dị ứng đơn thuần dần dần sẽ khỏi. Đến khi cơn đau nặng lên kèm theo nhiều triệu chứng phức tạp như sổ mũi, chảy mũi anh mới bắt đầu tìm đến cơ sở chuyên khoa thăm khám thì được kết luận bị viêm xoang.

Viêm mũi dị ứng dễ nhầm với viêm xoang: Chuyên gia tai mũi họng chỉ cách phân biệt - Ảnh 1.

Nhiều người có dấu hiệu ở mũi nhưng không phân biệt được viêm xoang hay viêm mũi dị ứng

Tại Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung Ương, bệnh nhân Duy được chẩn đoán viêm xoang cấp tính, tức là đang ở giai đoạn ban đầu. BN được chỉ định điều trị nội khoa, chưa cần thiết phải can thiệp ngoại khoa như nhiều ca mãn tính khác.

Các bác sĩ cho biết, viêm xoang thường khởi phát sau mỗi đợt cảm cúm, với các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu. Viêm xoang thường hay tái phát nếu người bệnh chủ quan và điều trị không dứt điểm. Bệnh dễ mắc vào mùa lạnh.

Tuy nhiên, những ngày nắng nóng, thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là môi trường khí hậu thay đổi thường xuyên như hiện nay thì số bệnh nhân mắc các bệnh về mũi như viêm mũi dị ứng, viêm xoang cũng không phải ít.

Bác sĩ Tai – Mũi – Họng bật mí cách phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm xoang

Có không ít người nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng với viêm xoang, bởi vậy dẫn đến tình trạng chủ quan không đi thăm khám mà tự ý mua thuốc về sử dụng.

Viêm xoang không từ đối tượng hay lứa tuổi nào, nếu để tình trạng viêm mũi kéo dài mà không chữa cũng có thể dẫn đến viêm xoang.

Việc điều trị viêm xoang thường kéo dài hơn các bệnh lý khác, nhất là những bệnh nhân được liệt vào nhóm xoang mãn tính. Khi có các tác nhân gây viêm xoang tác động thì các lỗ xoang bị bít tắc, vùng mũi họng thường xuyên có vi khuẩn cư trú, dễ gây ra bội nhiễm, trở thành các đợt viêm xoang nặng, với các cơ địa nhạy cảm, dễ bị viêm xoang.

Theo Bác sĩ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, với người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng thì niêm mạc mũi xoang thường rất nhạy cảm, chính vì vậy nên khi tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột sẽ dễ bị kích thích gây tăng tiết dịch dẫn đến tình trạng chảy mũi, sổ mũi nhiều.

Thường gặp nhiều vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy, hoặc khi vào mùa đông lạnh, lúc này nhiệt độ môi trường thường lạnh hơn so với nhiệt độ của cơ thể.

Tuy nhiên, người bệnh cần xác định chính xác bệnh tình của mình, tránh việc nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng với viêm xoang mãn tính, để từ đó có được phương pháp điều trị hiệu quả.

Giống nhau

Cả viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người: Sức đề kháng kém, chức năng gan yếu, có dị hình như gai, lệch vách ngăn… rất dễ mắc viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính.

Khác nhau

Viêm mũi dị ứng: Bản chất của viêm mũi dị ứng chính là sự phản ứng hệ miễn dịch của mũi xoang trước các tác nhân kích thích từ môi trường như: bụi bẩn, thời tiết, mùi lạ, nấm mốc, phấn hoa… Các tác nhân gây dị ứng có thể xâm nhập qua ba con đường: hít thở, ăn uống, qua da.

Viêm mũi dị ứng gây nên bởi yếu tố di truyền, có nghĩa là nếu bố, mẹ đều bị dị ứng thì con cái chắc chắc cũng sẽ bị dị ứng, thậm chí bệnh còn nặng hơn so với bố mẹ.

Người bị viêm mũi dị ứng thường phát bệnh theo từng cơn, vào thời điểm chịu tác động của các tác nhân gây dị ứng. Ngoài cơn bệnh có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường.

Diễn biến của bệnh viêm mũi dị ứng có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, hoặc theo vùng miền…

Viêm xoang: Gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn, viêm nhiễm, tổn thương… không giống như viêm mũi dị ứng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị viêm mũi dị ứng, nhưng có người không bị làm sao.

Viêm xoang có sự khác biệt, không có tính di truyền. Đặc biệt bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, hay gặp nhất là ở độ tuổi trưởng thành, phổ biến là thành phần lao động.

Người bị viêm xoang mãn tính lúc nào cũng cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.

Viêm mũi dị ứng nếu kéo dài liên tục có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính hoặc polyp mũi- xoang.

Viêm mũi dị ứng dễ nhầm với viêm xoang: Chuyên gia tai mũi họng chỉ cách phân biệt - Ảnh 3.

Bác sĩ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh

Chuyên gia lưu ý: Các trường hợp viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng ban đầu thường tìm đến phương dân gian như nước ép tuổi, nước nghệ xông cây hoa ngũ sắc… đến khi không khỏi mới tìm đến bệnh viện. Khi đó, rất khó khăn cho việc điều trị, bởi bệnh đã đi kèm nhiều biến chứng phức tạp.

Bác sĩ cũng dẫn chứng, đã từng có bệnh nhân nhỏ nước ép tỏi, đặc thù của nước tỏi là nóng khiến thành mũi phù nề, gây tắc đường mũi, sau khi cho dùng thuốc mới có thể thở bình thường trở lại.

Phòng bệnh viêm mũi, viêm xoang lúc giao mùa

Bệnh đường hô hấp diễn biến thường khó lường nên cần phải có sự phòng ngừa, và điều trị đúng để không gặp phải những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa:

- Luôn luôn giữ ấm là điều rất quan trọng trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi khi trời lạnh.

- Dùng khẩu trang hoạt tính khi đi ra ngoài đường không những giữ ấm được mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.

- Làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng.

- Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng, tắm nhanh trong buồng kín gió, lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay.

- Vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý.

Bác sĩ Dinh khuyến cáo, khi có biểu hiện bất thường ở đường mũi, cần tin tưởng và tìm đến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị nhanh và hiệu quả, an toàn, không nên sử dụng cây cỏ quanh ta để tự chữa.

Quá trình điều trị cần sự kiên trì bền bỉ, bởi xưa nay mọi người vẫn hay ví von lai rai như tai mũi họng là vậy, đặc biệt cần giữ mũi luôn sạch sẽ, thông thoáng. Sử dụng thuốc theo đơn kê đúng lịch trình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại