Vì sao sỏi thận có thể gây suy thận ?

PV |

Sỏi đường tiết niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu chảy yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn. Do đó những vị trí có sỏi thường là ở thận, niệu quản hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo.

Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát, va chạm vào đường niệu gây ra những cơn đau thắt lưng, đau quặn thận, tiểu ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm và là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu.

Đa phần các trường hợp bị sỏi đường tiết niệu là do sự lắng đọng các khoáng chất (oxalat, canxi, acid uric, phospho...), khi lượng nước đào thải qua thận ít hoặc rất ít sẽ làm lắng đọng các khoáng chất gây nên cặn thận, sỏi thận.

Người bệnh sẽ thấy đau thắt lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận.

Trong các loại sỏi thận thì sỏi canxi là loại hay gặp nhất, chiếm khoảng 80 - 90%. Lý do là lượng canxi dư thừa trong cơ thể không sử dụng hết và được loại bỏ qua thận, nếu canxi không được đưa ra ngoài, hoặc đơn giản là quá nhiều để có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ rắn lại và kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi.

Sỏi canxi thường xuất hiện ở những người có lượng vitamin D cao hoặc bị cường tuyến giáp. Những người bị suy thận thường có khả năng bị sỏi canxi.

Tất cả các loại sỏi đều có thể gây tổn thương thận có thể dẫn đến suy thận nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.

Thông thường khi sỏi ở bể thận nó sẽ âm thầm và không gây triệu chứng hay nguy hiểm gì. Tuy nhiên, khi viên sỏi di chuyển, đặc biệt là rơi xuống niệu quản thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là sẽ gây ra các cơn suy thận cấp và mạn.

Vì sao sỏi thận có thể gây suy thận ? - Ảnh 1.

Sỏi thận có thể gây suy thận (Ảnh minh họa)

Viêm bể thận, tiết niệu cấp: Việc các viên sỏi cọ xát gây tổn thương niêm mạc ống thận, gây nhiễm khuẩn thận - tiết niệu. Biểu hiện là sốt cao, rét run, ứ nước, ứ mủ bể thận, đái rắt, đái mủ. Trường hợp viêm cấp có thể phục hồi hoàn toàn nếu được chữa trị kịp thời. Nếu để chậm trễ thì có thể dẫn đến suy thận cấp và ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm thận, bể thận mạn: Là hậu quả của viêm bể thận cấp tái phát nhiều lần hoặc kéo dài, kết quả dẫn đến xơ hóa các tổ chức kẽ thận, gây suy giảm chức năng cô đặc (tái hấp thu lại nước) của thận, làm chức năng thận suy giảm.

Suy thận cấp: Hay gặp trong trường hợp sỏi rơi xuống niệu quản gây vô niệu hoàn toàn. Viên sỏi rơi làm tắc cả hai bên niệu quản gây ứ nước toàn phần, dẫn đến suy thận. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sỏi chỉ ở một bên niệu quản, nhưng do phản xạ co mạch, dẫn đến co thắt cả hai bên niệu quản gây vô niệu làm hình thành cơn suy thận cấp.

Suy thận mạn: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, chúng ta thường không chú ý đến, vì bệnh diễn biến thầm lặng và do lâu ngày tích dần lại. Chính nhiều lần bị viêm thận – tiết niệu dẫn đến xơ hóa và teo các tổ chức kẽ thận, xơ hóa lan và cuộn cả vào mao mạch cầu thận, làm mất dần chức năng lọc máu của thận. Ban đầu chỉ là suy thận độ nhẹ, nhưng nếu điều trị triệt để nguyên nhân thì sẽ không thể điều trị được.

Vậy phải làm sao để phòng ngừa suy thận khi bị sỏi thận?

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh dành cho người bị sỏi thận luôn được ưu tiên hàng đầu.

Giảm ăn muối: Người bị sỏi thận nên giảm ăn muối. Ăn mặn dẫn đến nồng độ natri nước tiểu tăng cao, dẫn đến tăng bài tiết canxi trong nước tiểu, gây nên sỏi thận.

Giảm đường: Đường được biết đến là "cái chết trắng" của thời đại mới. Trái với cảm giác ngọt ngào mà đường mang lại là sự gia tăng các bệnh tật nguy hiểm khi tiêu thụ quá nhiều đường. Đường là nguyên nhân gây béo phì, tiểu đường, huyết áp, ung thư…các chất sucrose và fructose trong đường cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Giảm ăn thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê… luôn được ưu tiên lựa chọn vì chúng chứa nhiều sắt, giàu protein. Nếu bạn ăn quá nhiều các loại thực phẩm này dẫn đến làm giảm pH nước tiểu, tăng bài tiết canxi niệu và giảm citrat niệu, một chất có công dụng ngăn hình thành sỏi thận trong nước tiểu.

Giảm thực phẩm chứa oxalat: Oxalat hay axit oxalic được hấp thu từ chế độ ăn được lọc và đào thải gần như hoàn toàn qua nước tiểu. Nếu nước tiểu quá đặc hoặc nồng độ oxalat niệu quá cao, thì nó rất dễ kết hợp với canxi tạo thành chất rắn không tan, lắng đọng tại ống thận gây ra sỏi.

Nên uống nhiều nước lọc, nước chanh: Uống nhiều nước lọc, một ngày bạn nên uống đủ 2,5 lít nước lọc và một cốc nước chanh vào buổi sáng sau khi ăn khoảng 1 giờ, sẽ giúp đào thải các viên sạn nhỏ, bào mòn các viên sỏi lớn giúp hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị sỏi thận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại