Hiện nay, có một trạng thái sức khỏe mà theo Tiếng Anh - người ta gọi là Suboptimal health – hay tiếng Trung là Á kiện khang, hay sức khỏe dưới mức tối ưu. Đó là tình trạng sức khỏe luôn luôn ở dưới mức tối ưu, hay sức khỏe dưới mức bình thường hoặc sức khỏe kém.
Khái niệm này có thể được định nghĩa là một trạng thái đặc trưng bởi một số rối loạn trong hành vi tâm lý hoặc đặc điểm thể chất, hoặc trong một số chỉ số khám sức khỏe, không có đặc điểm bệnh lý điển hình. Chính xác là ở trình trạng chưa thấy có bệnh tật cụ thể nhưng lại không khỏe mạnh.
Giống như loại sức khỏe hạng 2, là trạng thái không có bệnh tật, nhưng bệnh nhân cảm thấy khó chịu về cả thể chất và tinh thần. Những người ở trạng thái sức khỏe hạng 2, nếu được hướng dẫn kịp thời, họ sẽ bước ra khỏi cái bóng đen của sức khỏe, còn nếu không biết cách can thiệp, cứ để tình trạng phát triển thì lâu dần sẽ tiến triển thành bệnh tật.
Trong số các nhóm nguy cơ cao về sức khỏe hạng hai, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh liên quan đến khối u nằm trong nhóm nguy cơ cao. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những lý do giải thích tại sao sức khỏe của người hiện đại không thực sự khỏe, ngay kể cả so với chính cha mẹ mình?
Chúng ta hãy cùng các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) tìm hiểu về những nguyên nhân khiến bạn luôn rơi vào tình trạng không có bệnh nặng nhưng lại không khỏe mạnh thật sự.
1. Ăn quá nhiều, quá no
Con người luôn sợ cảm giác bị đói nếu như trong bữa ăn họ không cố ăn cho no. Nhưng ăn no quá mức sẽ khiến cho sức chịu đựng của cơ thể bị ảnh hưởng rất lớn.
Nhiều người ngay từ nhỏ đã có thói quen ham ăn và ăn rất nhiều, ngày này qua ngày khác, dinh dưỡng sẽ tích tụ lại quá nhiều trong cơ thể khiến cho bạn có thể bị thừa cân, béo phì.
Việc béo phì do ăn quá nhiều so với nhu cầu thực sự của cơ thể đã nảy sinh rất nhiều bệnh lý tiềm ẩn.
Thói quen ăn quá nhiều khi còn trẻ đã khiến ngày càng có nhiều người béo phì, dẫn đến sức khỏe kém.
2. Ăn uống không đúng giờ, không điều độ, không có nguyên tắc
Người hiện đại không mấy quan tâm đến bữa sáng, không ăn hoặc chỉ ăn vài miếng, ăn tạm bợ, ăn đồ ăn nhanh buổi trưa… và rất nhiều những thói quen ăn uống bất thường khác nên đã không thể duy trì khí và huyết của tỳ vị, dạ dày.
Khi thói quen ăn uống thất thường này kéo dài, tỳ vị hư yếu thì việc lưu thông khí và huyết trong cơ thể sẽ có vấn đề.
Vào ban đêm, mọi người luôn thích ăn quá nhiều, các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, và ham thích duy trì thói quen ăn đêm, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động ở hệ tuần hoàn tự nhiên của cơ thể.
3. Ăn nhiều thực phẩm chứa hormone hoặc thành phần hóa học, chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản…
Các loại cây trồng mà con người hiện đại ăn về cơ bản được trồng bằng nhiều hóa chất hay hormone thực vật như phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, thuốc kích thích tăng trưởng, kích thích hormone động vật, và thậm chí cả thực phẩm biến đổi gen…
Những loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn và có vẻ ngoài tươi sáng có năng lượng dương thấp và độc tố năng lượng âm nhiều. Sử dụng thực phẩm dạng này trong lâu dài được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự thiếu hụt khí của con người.
4. Ảnh hưởng lớn từ nguồn chất độc từ môi trường sống
Ô nhiễm hóa chất đã trở thành vấn đề lớn ở khắp mọi nơi hiện nay. Ô nhiễm trong mọi vấn đề của cuộc sống, ô nhiễm công nghiệp, ô nhiễm nông nghiệp, ô nhiễm ô tô, khói bụi… đã làm cho toàn bộ môi trường sống bị suy thoái, không khí, nước uống và các sản phẩm tẩy rửa sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày đều chứa đầy chất độc hóa học.
Các chất hóa học là cần thiết để duy trì cuộc sống bình thường, nhưng nếu tiếp xúc lâu dài, hoặc bị lạm dụng, sử dụng quá nhiều, chúng sẽ tự nhiên thâm nhiễm vào cơ thể, thiếu cơ chế chuyển hóa và giải độc hiệu quả, có thể gây ra hậu quả cho sức khỏe.
Do đó, tiếp xúc càng nhiều với các chất hóa học, rất dễ bị tồn đọng trong cơ thể con người và gây hại cho sức khỏe con người.
5. Thức khuya thường xuyên
Đằng sau sự thịnh vượng của các ngành công nghiệp truyền hình, Internet và giải trí là nỗi ám ảnh về cuộc sống về đêm, ngày nay rất ít người đi ngủ từ 9 giờ đến 10 giờ tối và hầu hết mọi người chỉ ngủ sau 11 giờ hoặc thậm chí muộn hơn.
Thức khuya thực sự là thủ phạm gây tổn hại sức sống của mỗi người.
Ngủ là phương pháp quan trọng nhất để duy trì sự cân bằng cơ thể và bổ sung sinh lực, nếu chúng ta sử dụng cơ thể không đúng cách sẽ dẫn đến thiếu hụt sinh khí, suy giảm sinh lực hoặc khả năng trao đổi chất và đi vào trạng thái sức khỏe kém.
Ở góc độ giáo dục sức khỏe, sức khỏe dưới mức tối ưu là một kiểu để báo trước cho mọi người, vì nhiều người rõ ràng không thuộc loại khỏe mạnh, nhưng sau khi đến bệnh viện khám, không tìm ra bệnh.
Tuy nhiên, tác dụng cảnh báo của tình trạng sức khỏe dưới mức tối ưu này là để bạn biết được rằng mình đang không có bệnh nhưng cũng thuộc nhóm không khỏe mạnh.
Thực tế, các chuyên gia muốn nhấn mạnh rằng, bệnh tật chắc chắn không phải là chuyện từ trên trời rơi xuống đột ngột vào đêm qua, sau khi rơi vào người thì bệnh tật xuất hiện, bệnh tật là một quá trình tích tụ, cũng giống như quá trình năng lượng trong cơ thể từ dồi dào đến không đủ, trạng thái sức khỏe kém là lời nhắc nhở cho mọi người. Hãy thức tỉnh, nếu bạn bỏ qua, bệnh tật sẽ đến cửa nhà bạn.
Nhưng nếu bạn coi trọng sức khỏe trong tình trạng "không có bệnh nhưng không khỏe" và cố gắng bảo vệ cơ thể của mình, bệnh tật sẽ khó tấn công hoặc sẽ tự nhiên biến mất. Vì vậy, con người hiện đại càng phải quan tâm đến sức khỏe và sớm tránh xa những nguyên nhân gây tổn hại đến sức khỏe như đã nêu trên.
*Theo BS Gia đình (TQ)