Người bình thường có từ 2 đến 4 triệu tuyến mồ hôi. Có hai loại tuyến mồ hôi khác nhau: Nội tiết, được tìm thấy khắp cơ thể và giúp kiểm soát thân nhiệt. Và tuyến tiết dầu, nằm chủ yếu ở vùng bẹn và vùng dưới chân.
Mồ hôi là do các tuyến mồ hôi mồ hôi sản xuất, thành phần chủ yếu là nước, có vai trò giúp làm mát cơ thể. Trong khi đó nhiệt độ cơ thể đôi khi có thể kích hoạt các tuyến mồ hôi tiết dầu, các tuyến này thường được kích hoạt bởi stress và thay đổi nội tiết tố, đó là lý do tại sao chúng đóng một vai trò quan trọng trong chứng mồ hôi lạnh.
Những thông tin nhanh về mồ hôi lạnh:
• Mồ hôi là cách để cơ thể tự làm mát.
• Việc kích hoạt phản ứng stress cấp tính (y khoa gọi là phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy - fight or flight) thường gây ra tình trạng đổ mồ hôi lạnh.
• Việc điều trị tốt nhất cho chứng đổ mồ hôi lạnh là giải quyết vấn đề gốc rễ.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân là gì?
Lo lắng và căng thẳng là những nguyên nhân phổ biến nhất cho phản ứng stress cấp tính và chứng đổ mồ hôi lạnh.
Các tình huống và trường hợp khác khiến bạn bị ra mồ hôi lạnh bao gồm:
• Các rối loạn lo âu: Mồ hôi lạnh có thể là một triệu chứng của các cơn hoảng loạn, lo lắng trong cuộc sống, và những lo âu nói chung. Nếu bạn đang trải qua tình trạng đổ mồ hôi lạnh, cùng với việc liên tục bị lo âu hoảng loạn, tốt nhất bạn nên tìm gặp một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được điều trị hợp lý.
• Đau và sốc: Bạn sẽ ra mồ hôi lạnh khi đau, thường là do tai nạn hoặc chấn thương. Lúc đó sẽ có hiện tượng tăng nhịp tim, máu sẽ được chuyển hướng tới các cơ quan quan trọng và huyết áp bị tụt. Lúc này bạn cần phải được nhanh chóng giúp đỡ đến các cơ quan y tế để được điều trị khẩn cấp. Sốc có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
• Nhồi máu cơ tim: Mồ hôi lạnh có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho một cơn đau tim. Nếu một người cảm thấy mồ hôi ra nhiều và lạnh, thở gấp, đau ngực hoặc phần trên cơ thể, họ nên tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
• Tình trạng thiếu oxy: Tình trạng thiếu oxy là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng thiếu oxy, xuất hiện hoặc tiến triển khi các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ oxy. Nguyên nhân có thể do tắc nghẽn mạch máu, chấn thương chảy máu nhiều, hoặc tiếp xúc với chất độc hoặc chất gây dị ứng.
• Hạ đường huyết: Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Ở những người bị tiểu đường thường có nguy cơ hạ đường huyết do sử dụng thuốc không đúng cách.
• Mưa nóng, đổ mồ hôi ban đêm và mãn kinh: Những thay đổi về lượng nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh và có thể thúc đẩy sự ra mồ hôi.
• Nhiễm trùng: Ra mồ hôi có thể là dấu hiệu phản ứng của cơ thể đối với nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau, bao gồm bệnh lao và HIV.
Ảnh minh họa
Triệu chứng
Phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy giúp con người cổ đại thời xưa tồn tại trong một thế giới đầy rẫy sự nguy hiểm với nhiều thú dữ, phản ứng này giúp chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù hoặc chạy trốn.
Phản ứng stress cấp tính (hay còn gọi là phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy) vẫn còn tồn tại và hoạt động rất hiệu quả cho đến tận bây giờ. Nhưng những nguyên nhân kích thích phản ứng này đã thay đổi rất nhiều, con người không còn phải đối phó với những con thú dữ mà thay vào đó là những biến cố trong cuộc sống khiến bạn bị căng thẳng áp lực như kẹt xe, đứng trước đám đông.
Các triệu chứng gây ra bởi phản ứng stress cấp tính bao gồm:
• Nhịp tim nhanh
• Thở nhanh và nông
• Giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa, dẫn đến giảm lượng nước bọt và khô miệng.
• Tiết ra endorphins
• Mở các tuyến mồ hôi
Mồ hôi lạnh rất khác với mồ hôi bình thường vì chúng không có vai trò giúp làm mát cơ thể. Điều này có nghĩa là khi sờ làn da của những người bị mồ hôi lạnh thường có cảm giác mát lạnh. Họ thường cảm thấy lạnh mặc dù toàn thân đang toát mồ hôi, đôi khi trông hơi nhợt nhạt hơn so với bình thường.
Những biến chứng của ra mồ hôi lạnh
Mồ hôi lạnh tự phát không thường dẫn đến các biến chứng. Tuy nhiên, nếu đổ mồ hôi lạnh là do các điều kiện sức khoẻ cơ bản như bệnh tim có thể sẽ có các biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh. Ngoài ra, vì làn da thường xuyên ẩm ướt, cho nên những người này luôn tiềm ẩn biến chứng nhiễm trùng da.
Ảnh minh họa
Điều trị
Các phương pháp điều trị thông thường cho chứng mồ hôi lạnh bao gồm:
• Giữ làn da sạch sẽ và khô ráo: Tắm thường xuyên và sử dụng xà bông kháng khuẩn có thể giúp bạn làm giảm mùi mồ hôi lạnh. Giữ da khô sẽ giúp bạn bảo vệ da, giúp giữ cho vi khuẩn không phát triển ồ ạt và giảm sự khó chịu của mồ hôi lạnh.
• Thay giày thường xuyên: Hãy đi những đôi giày khác nhau vào những ngày khác nhau sẽ giúp những người bị chứng mồ hôi lạnh giữ bàn chân khô và giảm mùi hôi khó chịu.
• Mặc quần áo thấm: Vớ và vớ len thể thao có khuynh hướng hấp thụ độ ẩm cao hơn và hữu ích cho những người bị chứng mồ hôi lạnh.
• Tìm cách thư giãn: Thực hành yoga, thiền có thể giúp những người bị chứng mồ hôi lạnh giảm bớt một số căng thẳng, qua đó giúp giảm bớt ra mồ hôi lạnh.
• Điều chỉnh chế độ ăn uống: Một số thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như caffeine, có thể làm cho bạn bị đổ mồ hôi. Do đó cắt giảm các loại thức ăn này sẽ giúp bạn giảm tần suất đổ mồ hôi lạnh.
Ảnh minh họa
Kết luận
Đôi khi, ra mồ hôi lạnh là triệu chứng của một bệnh lý nào đó; ví dụ như khi bệnh nhân đổ mồ hôi do đau đớn hoặc sốc chảy máu. Điều trị thương tích và quản lý sốc tốt thường có thể làm cho mồ hôi lạnh được kiểm soát.
Những trường hợp khác, các nguyên nhân bệnh lý cơ bản có thể sẽ khó khăn hơn trong điều trị. Người bệnh cần phải được theo dõi sát sao bởi nhân viên y tế để có phương pháp điều trị tốt nhất.
*Theo Medicalnewstoday
Xem thêm:
6 động tác để có thân hình 6 múi mà không cần đến phòng Gym