Vi khuẩn ăn thịt người gia tăng một cách bí ẩn

A. Thư (Theo BBC) |

Một loại vi khuẩn ăn thịt người có nguồn gốc từ châu Phi không rõ đã theo nước, muỗi hay động vật hoang dã "di cư" sang các lục địa khác . Số nạn nhân bị nó tấn công đã tăng gấp 4 lần chỉ trong 4 năm.

Úc là một trong những quốc gia đang điên đảo vì loài vi khuẩn đáng sợ này – gây ra chứng bệnh gọi là loét Buruli.

Số nạn nhân của nó được ghi nhận trong năm 2017 là 275, gấp đôi so với năm 2016 và đang tiếp tục gia tăng trong năm 2018.

Vi khuẩn ăn thịt người gia tăng một cách bí ẩn - Ảnh 1.

Một trong những nạn nhân được cho là rất nhẹ của vi khuẩn ăn thịt người. Nhiều người thậm chí bị mất một phần cơ thể vì chúng. Để giữ tính mạng, họ có thể phải cắt lọc vùng khá lớn quanh vết loét tưởng chừng vô hại - ảnh: BBC

Loài vi khuẩn này vẫn còn là một ẩn số với các nhà khoa học. Nó đi vào cơ thể người, tiết ra chất độc để phân hủy và tiêu hóa các tế bào da, mạch máu nhỏ và chất béo dưới da.

Vết loét do vi khuẩn ăn cứ to dần và dường như chưa có cách nào thực sự hiệu quả để đánh bại chúng. Nhiều người được phẫu thuật cắt lọc mô nhiễm khuẩn để cứu tính mạng nhưng phải hứng chịu những thương tật vĩnh viễn.

Các nhà chức trách Úc nghi ngờ một loài động vật hoang dã nào đó hoặc muỗi đã đem mầm bệnh đến đất nước mình. Các yếu tố thuận lợi như lượng mưa và loại đất đã tạo điều kiện cho chúng nhân rộng.

Một số quốc gia khác từng xuất hiện loại vi khuẩn ăn thịt người nhận thấy rằng nó thường hiện hữu ở những vùng đất ngập nước và có nước ứ đọng.

Vi khuẩn cũng được tìm thấy trong phân động vật. Thế nhưng, cách mà nó di chuyển và lây lan vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Trong 4 năm qua, số ca loét Buruli do khuẩn ăn thịt người đã tăng 400%. Hiện tại nó đã hiện diện ở Tây Phi, Trung Phi, New Guinea, Mỹ Latinh và một số vùng nhiệt đới ở châu Á.

Nhà chức trách của bang Victoria, Úc, nơi có khá nhiều nạn nhân bị vi khuẩn này "ăn thịt", cho biết họ đã chi tới 1 triệu đô la Úc cho các nghiên cứu nhằm giải mã những bí ẩn về loại vi khuẩn đáng sợ này cũng như các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong nhận diện và phòng tránh nó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại