Cùng điểm qua quá trình phát triển loại vắc xin này
Vắc xin Sputnik V được đưa vào thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn 3 (giai đoạn cuối) từ ngày 11/8/2020. Trong giai đoạn này, đã có hơn 16.000 tình nguyện viên chia làm hai nhóm tham gia thử nghiệm tại 29 trung tâm y tế. Cuộc thử nghiệm vắc xin Sputnik V diễn ra trong vòng 21 ngày.
Tháng 9/2020, vắc xin Sputnik V đã cho kết quả. Theo đó, chỉ có khoảng 4% người được tiêm vắc xin có triệu chứng giả cúm trong thời gian ngắn như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, không phát hiện bất kỳ hiện tượng bất thường nào. Đây là kết quả tốt đẹp vượt mức mong đợi, khẳng định Sputnik V làvắc xin có độ an toàn cao.
Cái tên Sputnik V được đặt cho loại vắc xin đầu tiên ngừa Covid-19 trên thế giới mang hàm ý như một điều kỳ diệu Victory – Chiến thắng Covid.
Bộ Y tế Nga cũng đã công bố dữ liệu cho thấy vắc xin Sputnik V của nước này chống lại Covid-19 có hiệu quả hơn 90%. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho phép sử dụng vắc xin Sputnik V trong chiến dịch tiêm chủng toàn dân.
Vắc xin Sputnik V cho thấy có những ưu điểm vượt trội so với các vắc xin phòng Covid-19 khác đang được sử dụng trên thế giới.
Bộ Y tế Nga cũng đã công bố dữ liệu cho thấy vắc xin Sputnik V của nước này chống lại Covid-19 có hiệu quả hơn 90%.
Là loại vắc xin đầu tiên ngừa Covid-19 trên thế giới
Ngày 11/8/2020 báo chí cho biết đã có vắc xin đầu tiên phòng virus SARS-CoV-2 mang tên "Sputnik V". Cái tên Sputnik V được đặt cho loại vắc xin đầu tiên ngừa Covid-19 trên thế giới mang hàm ý như một điều kỳ diệu Victory – Chiến thắng Covid.
Nga bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắc xin chống COVID-19 vào tháng 6 năm 2020. Chưa đầy hai tháng sau, Tổng thống Vladimir Putin thông báo rằng Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya đã đăng ký để sử dụng vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới. vắc xinGiai đoạn thử nghiệm thứ ba được bắt đầu vào tháng 9 năm 2020 với 40.000 tình nguyện viên tham gia.
Tiếp đó, chiến dịch tiêm chủng đại trà tại Nga đã được công bố vào tháng 12 năm 2020.
Công nghệ của vắc xin Sputnik được đánh giá là an toàn
Vắc xin Sputnik V có cơ chế hoạt động vector. Điều này có nghĩa là nó sử dụng một phiên bản sửa đổi của virus (không có khả năng sao chép) để chuyển vật chất di truyền vào tế bào người. Điều này khiến nó trở thành virus lành tính. Sau đó, vector virus được thêm gen sinh sản protein gai của virus SARS-CoV-2 vào và trở thành vắc xin. Bản thân vius vector là an toàn nên không thể khiến chúng ta mắc bệnh.
Khi cơ thể người được tiêm vắc xin, vector này sẽ xâm nhập vào tế bào và khiến nó tạo ra một protein đột biến. Ngay sau khi hệ thống miễn dịch nhận thấy protein này, nó bắt đầu sản xuất kháng thể và kích hoạt các phản ứng khác trong cơ thể. Vậy nên nếu sau đó cơ thể gặp phải virus SARS-CoV-2 thì cơ thể đã có kháng thể để tiêu diệt virus.
Sự độc đáo của vắc xin Sputnik V: Là vắc xin kép với 2 liều vắc xin được coi như 2 loại vắc xin khác nhau
Ngày 2/2/2021, một công bố trên tạp chí Y khoa "The Lancet", hiệu quả của vắc xinSputnik V là 91,6%, cao hơn một số loại vắc xin khác trên thị trường như Novavax (89%), Johnson & Johnson (66%), Sinovac (50%).
Sputnik V có những lợi thế riêng không thể phủ nhận. Điển hình, nó có thể được bảo quản ở nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C, trong khi có những vắc xin như Pfizer-BioNTech cần được bảo quản ở nhiệt độ âm 70 độ.
Điểm khác biệt giữa vắc xin Sputnik V với các loại vắc xin vector virus khác đó là Sputnik V là một vắc xin vector phối hợp, tức là hai liều Sputnik V có hai vector virus khác nhau (liều đầu tiên sử dụng adenovirus Ad26 và liều thứ hai sử dụng Ad5).
Trong khi các loại vắc xin cùng công nghệ khác chỉ sử dụng một vector virus cho cả hai liều. Chẳng hạn như AstraZeneca sử dụng vector virus ChAdOx1, Janssen của Johnson & Johnson sử dụng Ad26, Convidecia của CanSino sử dụng Ad5.
Sputnik V là một vắc xin vector phối hợp, tức là hai liều Sputnik V có hai vector virus khác nhau.
Vậy nên thực chất có thể coi hai liều vắc xin Spunik V là hai loại vắc xin khác nhau hoặc đây là một loại vắc xin kép.
Các nhà khoa học gọi đó là một sự kết hợp đột phá và duy nhất trên toàn cầu. Theo họ, việc tiêm một vắc xin vector virus khác loại ở mũi thứ hai sẽ giúp hệ miễn dịch củng cố khả năng nhận diện và chống lại virus SARS-CoV-2 cũng như các biến thể tốt hơn.
Đồng thời, điều này sẽ kéo dài khả năng miễn dịch tốt hơn hai liều cùng một loại vắc xin.
Hiệu quả cao trong việc vô hiệu hóa biến thể Delta
Trong khi các nước đang tập trung nghiên cứu vắc xin ngừa COVID-19 thì virus SARS-CoV-2 cũng liên tục đột biến tạo ra các biến thể mới "nguy hiểm" và "thông minh" hơn, có thể kháng lại kháng thể do vắc xin tạo ra.
Chính bởi điều này mà công cuộc tạo ra vắc xin phòng COVID-19 thực sự phải tính đến cả khả năng chống lại được các biến thể, nhất là với biến thể Delta đang áp đảo hiện nay.
Vắc xin Sputnik V cũng có khả năng chống lại 94,37% các ca nhiễm biến thể Delta nặng phải nhập viện.
Trong một tuyên bố vào ngày 22/6/2021, ông Alexander Gintsburg, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya, đã cho biết rằng "kháng thể được phát triển sau khi tiêm vắc xin Sputnik V sẽ có hiệu quả bảo vệ khỏi các biến thể của SARS-CoV-2 đang phổ biến hiện nay, từ biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ đến các biến thể xuất hiện tại Vương quốc Anh".
Ngày 3/8/2021, theo trang Reuters, Quỹ Đầu tư Trực tiếp (RDIF) của Nga cho biết, hiệu quả dịch tễ của vắc xin Sputnik V đối với biến thể Delta là 83,1% cao hơn đáng kể so với một số vắc xin khác. Vắc xin Sputnik V cũng có khả năng chống lại 94,37% các ca nhiễm biến thể Delta nặng phải nhập viện.
Kháng thể được phát triển sau khi tiêm vắc xin Sputnik V sẽ có hiệu quả bảo vệ khỏi các biến thể của SARS-CoV-2 đang phổ biến hiện nay.
Alexander Gintsburg, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya
Trả lời trên đài Radio 1 của Nga, ông Alexander Gintsburg lý giải về hiệu quả của vắc xin Sputnik như sau: "Trái ngược với vắc xin mRNA chỉ phản ứng với một trạng thái cấu trúc, vắc xin Sputnik V tốt vì nó tạo ra phản ứng với protein gai S của virus SARS-CoV-2 ở nhiều trạng thái cấu trúc.
Do đó, vắc xin mRNA dù cung cấp một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ nhưng chỉ chống lại một số lượng rất hạn chế các biến thể kháng nguyên. Còn vắc xin Sputnik V tạo ra phản ứng đồng đều đối với một số lượng rất lớn các biến thể kháng nguyên. Đây là một trong những ưu điểm chính của nó".
Kháng thể được phát triển sau khi tiêm vắc xin Sputnik V sẽ có hiệu quả bảo vệ khỏi các biến thể của SARS-CoV-2 đang phổ biến hiện nay.
Không chỉ với biến thể Delta, vắc xin Sputnik V còn được chứng minh có hiệu quả ngăn ngừa với cả các biến thể khác như Beta, Alpha.
Vắc xin Sputnik V được đăng ký tại Nga vào ngày 11 tháng 8 năm 2020, trở thành loại vắc xin phòng COVID-19 được đăng ký chính thức đầu tiên trên thế giới. Việc xuất khẩu của Sputnik V bắt đầu từ cuối năm 2020 và hiện đã được phê duyệt tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.