Không thể phủ nhận trà xanh rất tốt cho sức khỏe, các chất chống lão hóa trong trà cũng như nhiều thành phần tốt chống lại các gốc tự do đẩy lùi ung thư... là yếu tố các nhà khoa học luôn khuyến khích chúng ta uống ít nhất 1 tách trà mỗi ngày.
Tuy nhiên, thời điểm uống trà cũng vô cùng quan trọng, nếu uống trà ngay sau bữa ăn thì cơ thể bạn nhận lại sẽ “hại” nhiều hơn “lợi”.
Gây đầy hơi khó tiêu
“Uống trà ngay sau bữa ăn chẳng khác nào đầu độc bản thân” là một câu nói phổ biến ở Trung Quốc.
Vì trong trà chứa hàm lượng tanin cao cùng nhiều hợp chất có tính kiềm khác mà khi đi sâu vào dạ dày sẽ làm ức chế quá trình phân giải chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Từ đó gây nên các triệu chứng đầy hơi, khó tiệu.
(Ảnh: Internet)
Gây thiếu máu cho cơ thể
Uống nước trà sau bữa ăn sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong cơ thể tới 50%, nhiều thí nghiệm về dinh dưỡng chỉ ra rằng chỉ cần hàm lượng rất nhỏ khoảng 15ml nước trà là cơ thể sẽ giảm đi khả năng hấp thụ chất sắt rồi.
Và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
Gây hại cho dạ dày
Uống nước trà sau khi ăn sẽ làm loãng các men tiêu hóa có sẵn trong dạ dày khiến quá trình phân hủy thức ăn khó khăn hơn.
Đồng thời, hàm lượng tanning trong nước trà sẽ phản ứng với các khoáng chất có gốc kim loại trong thức ăn như sắt, magie, kẽm... tạo ra axit bất lợi bào mòn dạ dày.
(Ảnh: Internet)
Tăng nguy cơ sỏi thận
Ngoài ra, tanin khi kết hợp với prôtein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, thực phẩm họ đậu… sẽ tạo thành các chất cặn khó tiêu, các chất kết tủa và tạo sỏi. Lâu ngày có thể dẫn tới bệnh sỏi thận.
Tốt nhất nên uống nước trà 1-2 tiếng sau khi ăn và bạn có thể dùng nước lọc để tráng miệng vừa không gây hại cho sức khỏe vừa ngăn chặn sâu răng.