Công trình được thực hiện bởi tiến sĩ Trudy Voortman và các cộng sự từ Trung tâm Y tế Đại học Erasmus MC Rotterdam (Hà Lan), tập trung vào con đường sinh học kết nối cà phê với quá trình viêm và sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2 - tờ Sci-News đưa tin.
Tiểu đường type 2 là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất thế giới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học khuyên bạn nên xem cà phê như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Uống vài ly cà phê mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa tiểu đường type 2 tốt hơn - Ảnh minh họa từ Internet
Bệnh tiểu đường vốn có liên quan đến tình trạng viêm và một số nghiên cứu trước đó đã báo cáo sự thay đổi nồng độ của nhiều dấu hiệu viêm cận lâm sàng cổ điển.
Một cách gây ngạc nhiên, cà phê giúp giảm nồng độ những thứ này hiệu quả, nên tác động mạnh đến nguy cơ mắc tiểu đường type 2 và các bệnh chuyển hóa khác.
Sử dụng các cơ sở dữ liệu sinh học lớn như nghiên cứu thuần tập Rotterdam Study và ngân hàng dữ liệu sinh học Biobank của Anh, họ đã xem xét cụ thể tác động của việc uống từ 0-6 tách cà phê mỗi ngày và chỉ ra mối tương quan nghịch: Uống càng nhiều cà phê, nguy cơ tiểu đường càng thấp.
Cà phê đã lọc hoặc cà phê espresso có lợi nhất đối với việc giảm nguy cơ tiểu đường type 2, đặc biệt là ở người không hút thuốc.
Trung bình với mỗi ly cà phê được uống thêm mỗi ngày, bạn sẽ giảm thêm 4-6% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 so với người có lối sống, chế độ ăn như mình nhưng uống ít cà phê hơn.
Theo các tác giả, các phát hiện này cũng có thể hỗ trợ các nghiên cứu tương lai về tác dụng của cà phê đối với các bệnh mạn tính liên quan đến cơ chế viêm khác.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí- khoa học Clinical Nutrion.