PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K cho hay ung thư vú là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 11.000 ca mới mắc ung thư vú và trên 5.000 trường hợp tử vong.
Tại bệnh viện K, ghi nhận những trường hợp mắc ung thư vú tuổi còn rất trẻ chỉ từ 20 - 21 tuổi. Nguyên nhân khiến cho con số ung thư vú của Việt Nam ngày càng trẻ hóa rất có thể do lối sống hiện đại mang tới.
80% bệnh ung thư vú liên quan tới các yếu tố ngoại sinh như lối sống hiện đại rượu bia, khói thuốc, chế độ ăn nhiều năng lượng, ít rau xanh, dùng thuốc nội tiết hỗ trợ...
Một số yếu tố nội sinh có liên quan tới ung thư vú có thể kể tới như, phụ nữ không sinh con hoặc sinh con nhưng không cho con bú mẹ, yếu tố gen di truyền.
Theo GS. Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam nguyên nhân ung thư vú chưa được xác định rõ, nhưng lối sống có liên quan tới căn bệnh này.
1.Thừa cân béo phì có nguy có mắc
Phụ nữ thừa cân nặng có nguy cơ cao mắc ung thư vú hơn so với người phụ nữ có thân hình mảng mai. Ở các nước phát triển như Pháp, Anh, Mỹ phụ nữ mắc ung thư vú rất cao do tỷ lệ phụ nữ thừa cân nặng cao. Phần lớn bệnh nhân ung thư vú có chỉ số BMI lớn hơn 23.
Chỉ số cân nặng có liên quan tới ung thư vú, ảnh minh họa.
GS. Bá Đức khuyến cáo chế độ ăn nhiều chất béo, thiếu rau xanh, hoa quả và vi chất… Khiến cho chỉ số cholesteron tăng, cộng thêm những thực phẩm không an toàn hiện nay (rau nhiễm thuốc trừ sâu, thịt có chất tăng trường) tăng nguy cơ mắc bệnh.
Lối sống lười vận động - hoạt động thể lực, làm việc trong môi trường nhiễm phóng xạ là yếu tố nguy cơ khiến bệnh ung thư vú tăng.
2. Thói quen rượu bia
Chúng ta vẫn thường nghĩ rượu bia liên quan tới ung thư gan, tụy… Nghiên cứu mới đây tại Anh, cho thấy phụ nữ mỗi ngày uống 10ml rượu, 330ml bia tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Rượu bia kích thích tế bào nội tiết tố nữ và làm tăng khả năng di căn của ung thư vú. Rượu bia còn kích thích chất gây ung thư làm tổn thương các mô tuyến vú.
3. Dùng thuốc nội tiết kéo dài
GS. Bá Đức cho biết yếu tố nội tiết có liên quan tới căn bệnh ung thư vú. Người có đời sống nội tiết kéo dài hơn bình thường (có kinh sớm và tắt kinh muộn hơn bình thường) sẽ thuộc vào nhóm có nguy cơ cao.
Người dùng thêm các loại thuốc nội tiết hỗ trợ (Estrogene và Prolactine) có nguy cơ cao hơn so với những người không dùng thuốc nội tiết.
Phụ nữ có nhu cầu tình dục cao hơn bình thường cũng là một trong nhóm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú do có liên quan tới vấn đề nội tiết. Ví dụ, ở Châu Âu ung thư vú ở phụ nữ cao hơn Châu Á khoảng 200/100.000 dân mắc, rất có thể do đời sống nội tiết tình dục của mạnh hơn người Châu Á.
4. Không cho con bú
Phụ nữ không sinh đẻ hoặc ở những người phụ nữ sinh đẻ nhưng không nuôi con bằng sữa mẹ là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú.
Không nuôi con bằng sữa mẹ tăng cơ mắc ung thư vú, ảnh minh họa
"Sinh đẻ là quá trình thuận theo tự nhiên và cũng là chức năng sinh lý của người phụ nữ. Nếu phụ nữ không sinh đẻ hoặc có sinh con nhưng không cho con bú sữa mẹ sẽ ít nhiều tác động làm xáo trộn tới nội tiết trong cơ thể. Khi nội tiết bị xáo trộn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ", GS. Đức nói.
5. Yếu tố kích hoạt gen ung thư vú
Ung thư vú là căn bệnh có tính di truyền có nghĩ là các thế hệ trước như bà, mẹ mang gen ung thư vú có thể truyền lại cho con gái. Tùy theo mỗi dân tộc mà tỷ lệ di truyền gen cho con gái là khác nhau. Ở Việt Nam tỷ lệ di truyền gen ung thư vú chiếm khoảng 2%.
"Yếu tố gen gây ra ung thư vú ở Việt Nam ít không đáng kể. Không phải tất cả các trường hợp mang gen đều trở thành ung thư. Người mang gen ung thư vú, gen đó phải được kích hoạt mới phát bệnh. Các yếu tố kích hoạt gen khi tiếp xúc phóng xạ, thuốc trừ sâu, béo phì, rượu bia… cộng lại sẽ kích hoạt (gen ung thư ngủ) gây bệnh", GS. Bá Đức chia sẻ.
Theo chuyên gia các phòng ung thư vú đơn giản nhất là giảm thiểu các yếu tố nguy cơ nói trên. Giảm các yếu tố ngoại sinh bằng cách chế độ ăn cân đối tránh béo phì, không uống rượu, không dùng thuốc nội tiết kéo dài, tăng cường hoạt động thể chất.
Sinh con và cho con bú sữa mẹ tới 24 tháng tuổi. Nếu trong gia đình có mẹ, chị, em gái mắc ung thư vú thì nên tầm soát thường xuyên 6 tháng/lần.