Người đàn ông có dương vật cương cứng, đau đớn suốt 3 tháng, không thể đi tiểu và căn bệnh ung thư hiếm gặp
Một cụ ông 81 tuổi, hiện đang sinh sống tại Australia đã phải nhập viện trong tình trạng dương vật sưng đau, cương cứng suốt 3 tháng ròng, thậm chí ông không thể tiểu tiện như bình thường.
Tại bệnh viện, các bác sĩ kiểm tra và phát hiện thấy dương vật, bìu và dạ dày của bệnh nhân đã bị cứng lại. Một khối u ác tính kích thước 3cm cũng được phát hiện trong lớp lót thành bàng quang.
Ngay sau đó, cụ ông được chẩn đoán mắc một dạng ung thư bàng quang. Kết quả sinh thiết từ dạ dày cho thấy, đây là dạng ung thư bàng quang ác tính hiếm gặp có tên là Plasmacytoid urothelial carcinoma (PUC).
Tình trạng bệnh của người đàn ông này khá nghiêm trọng, ung thư đã di căn sang các mô xung quanh bụng và bộ phận sinh dục, khiến cho dương vật cương cứng và "chào cờ" suốt 3 tháng.
Căn bệnh ung thư đã gây ra chứng priapism – tức là sự cương cứng gây đau đớn kéo dài, khi các tế bào ung thư phát triển và xâm lấn sẽ gây tắc mạch máu cục bộ ở dương vật, khiến dương vật sưng và cứng.
Bác sĩ giải thích đây không đơn thuần là sự cương cứng bình thường khi dương vật được máu dồn về, mà đó là do khối u đã khiến dương vật của cụ ông trở nên rắn chắc bất thường như vậy.
Đối với trường hợp này, sự cương cứng chỉ có thể thuyên giảm khi các tế bào ung thư được loại bỏ. Tuy nhiên, người đàn ông này phát hiện bệnh quá muộn nên lâm vào tình trạng nguy kịch và đã qua đời.
Qua khai thác bệnh án, bác sĩ Ryan Pereira tại Bệnh viện Princess Alexandra, Woolloongabba, Queensland, cho biết bệnh nhân chỉ đến bệnh viện sau khi không thể đi tiểu trong 15 tiếng đồng hồ.
Trước đó, ông phải chịu đựng vô số cơn đau ở vùng xương chậu và cương cứng liên tục 3 tháng. Ngoài ra, ông còn thấy có máu trong nước tiểu- một dấu hiệu thường thấy ở người mắc ung thư bàng quang.
Nguyên nhân, cách phòng ngừa và phát hiện bệnh
Mọi người cần lưu ý sự cương cứng kéo dài quá 4 tiếng được coi là chứng priapism và cần cấp cứu y tế ngay lập tức.
Chứng cương cứng còn có thể do một số nguyên nhân khác như người bệnh dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc kích thích như cần sa, cocain hoặc do rối loạn máu.
Theo Tổ chức NHS (Anh), khói thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư bàng quang, chiếm hơn 1/3 trường hợp mắc phải.
Người đàn ông ở trên từng là một người nghiện thuốc lá nặng, ông bắt đầu hút thuốc từ năm 4 tuổi và hút hơn 100 gói mỗi năm.
Tại Anh, theo số liệu từ Tổ chức nghiên cứu Ung thư Cancer Research UK, chỉ tính riêng năm 2015, có khoảng hơn 10 nghìn người mắc bệnh ung thư bàng quang tại nước này.
Ung thư bàng quang trở thành bệnh ung thư phổ biến thứ 10 ở Anh và là bệnh ung thư phổ biến thứ 8 ở nam giới. Tỉ lệ sống trên 10 năm chiếm khoảng 50%, một nửa trong số các ca bệnh có thể phòng ngừa được.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Đi tiểu ra máu
- Đi tiểu nhiều, thường xuyên hơn hoặc hay mót tiểu
- Đau vùng chậu
- Sụt cân bất ngờ
- Sưng chân
Hút thuốc và tiếp xúc với hóa chất trong nhựa và sơn tại nơi làm việc có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang.
Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ tiến triển của ung thư, có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.
Theo Dailymail