Tuân thủ điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống để phòng chống các bệnh lý tim mạch

Tim mạch |

“Đây là một con số khủng khiếp, tất cả những con số THA đều có yếu tố nguy cơ quan trọng suy tim giai đoạn cuối, bệnh tim mạch chuyển hóa”, GS.Tuấn nói.

Phát biểu tại chương trình đào tạo Tiếp cận đa chiều trong quản lý các bệnh lý tim mạch chuyển hóa: Từ góc nhìn của nhà thực hành lâm sàng, Gs.Ts Nguyễn Quang Tuấn, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, Giám đốc BV Tim Hà Nội cho biết, Tỷ lệ THA, tỷ lệ suy tim tăng dần theo lứa tuổi, tỷ lệ suy tim tăng vọt lên và các bệnh Tim mạch chuyển hóa nói riêng và bệnh tăng huyết áp tim mạch liên quan đến chuyển hóa cũng tăng.

Theo thống kê năm 2002 chỉ có 2,7 % bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 2 đến năm 2012 lên đến 5,4% theo ước lượng được Hội tim mạch và Hội đái tháo đường đưa ra. Nhưng THA tăng hơn nhiều, hiện nay chúng ta có tối thiểu là 30% người trưởng thành THA, và thực tế cứ 3 người thì có 1 người THA.

GS. Tuấn cũng nhấn mạnh, tuy nhiên những số liệu như trên đã cũ, bởi theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đưa ra năm 2017 về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp thì tỷ lệ người THA còn tăng hơn nhiều.

Nếu như trước đây con số 140/90 là mốc để chẩn đoán tăng huyết áp được Ủy ban liên hiệp quốc gia Hoa Kì khuyến cáo từ năm 1988 (JNC IV) đã được duy trì trong suốt thời gian qua. Thì hiện nay theo khuyến cáo mới mức THA hiện nay là 130/80.

Theo đó, ở Hoa Kỳ hơn 30% người trưởng thành 20 tuổi trở lên THA với mức là 140/90mm, nhưng nếu mức mới là 130/80 thì Hoa Kỳ có 46% người trưởng thành THA, như vậy thay đổi mức của THA làm tăng 144% số người mắc THA và tỷ lệ tương tự Việt Nam chúng ta có 45% người trưởng thành THA .

“Đây là một con số khủng khiếp, tất cả những con số THA đều có yếu tố nguy cơ quan trọng suy tim giai đoạn cuối, bệnh tim mạch chuyển hóa”, GS.Tuấn nói.

Tuân thủ điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống để phòng chống các bệnh lý tim mạch - Ảnh 1.

Ăn uống lành mạnh, tập luyện thưỡng xuyên để phòng tránh các bệnh lý tim mạch

Suy tim là hậu quả cuối cùng của một loạt bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý mạch vành, bệnh nhân thường kèm theo bệnh phức tạp khác như COPD, các bệnh lý lây nhiễm, bệnh van tim do thấp...

Theo đó, các chuyên gia tim mạch cũng nhấn mạnh vai trò của các biện pháp không dùng thuốc như giảm cân nặng, chế độ ăn lành mạnh, giảm muối, tăng cung cấp kali, tăng hoạt động thể lực và uống rượu mức độ vừa phải.

Thay đổi lối sống là biện pháp được ưu tiên hàng đầu. Các đích điều trị thay đổi, huyết áp mục tiêu của các nhóm bệnh nhân như đái tháo đường, suy tim, suy thận… đều là <130/80 mmHg. Điều này đồng nghĩa với việc các bệnh nhân cần phải tăng tuân thủ điều trị bằng thuốc và tích cực thay đổi lối sống hơn nữa.

Vì vậy, để phòng tránh tăng huyết áp, hãy ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên ngay hôm nay.

Trước đó, tại chương trình đào tạo liên tục về suy tim và quản lý bệnh nhân suy tim, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng Viện trưởng Viện Tim mạch VN – Tổng thư ký Hội Tim mạch học VN cũng cho biết, độ tuổi suy tim hiện nay có xu hướng thấp hơn các nước đang phát triển, suy tim xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, thậm chí từ khi sinh ra nếu không điều trị dễ dẫn đến bệnh lý nặng hơn.

Thông thường bệnh nhân suy tim nhập viện khá muộn, chỉ khi khó thở tưởng như không thở được họ mới chịu đi khám....Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị suy tim nhưng theo PGS. Hùng, đây vẫn là một bệnh tiến triển với bệnh suất và tử suất cao.

Dự báo số lượng bệnh nhân suy tim sẽ còn tiếp tục tăng do tuổi thọ người dân ngày càng cao; tăng các yếu tố nguy cơ và số bệnh nhân sống sót sau can thiệp mạch vành tăng.

Suy tim hiện vẫn đang là gánh nặng toàn cầu (với 1-2% dân số thế giới bị suy tim – tương đương khoảng 26 triệu người mắc bệnh); tỉ lệ mắc suy tim tăng theo tuổi ở cả hai giới.

Riêng khu vực Đông Nam Á có tỉ lệ suy tim cao do đây là khu vực đa dạng về văn hóa xã hội và lịch sử độc đáo và do là khu vực có tốc độ phát triển dân số nhanh, lên tới >600 triệu người, phần đông là dưới 65 tuổi. Ở VN, tuy chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim, ước tính 1-1.5% dân số.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại