Từ 45 - 60 tuổi, người còn giữ được 6 “bảo bối” này chứng tỏ sở hữu thể chất trường thọ

Thùy Linh |

Người nào có đủ 6 thứ này cũng chính là sở hữu 6 loại "thuốc kéo dài tuổi thọ tự nhiên", giúp khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

‏Nhiều người cho rằng, sau tuổi trung niên, nếu lông mày và dái tai dài ra thì chứng tỏ sống lâu, sống khỏe. Tuy nhiên, cách nói này không có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh. ‏

‏Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, khi tuổi tác tăng lên, lông mày dài ra thực ra là điều bình thường, bởi quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm lại thì lông mày cũng không còn thay mới thường xuyên. ‏

‏Về dái tai, một bác sĩ đa khoa người Anh cũng từng chỉ ra rằng, kích cỡ tai của con người không cố định. Chiều dài trung bình của tai sẽ tăng 0,22mm sau mỗi tuổi và sau khoảng 50 năm, nó có thể tăng thêm 1cm. Vì vậy, bạn cũng có thể nghĩ rằng càng lớn tuổi thì dái tai của bạn càng dài.‏

‏Nhưng 2 điều này đều không liên quan đến tuổi thọ. Những người thực sự sống thọ thường có 6 "bảo bối" sau đây. ‏

‏Thứ nhất, người sống lâu có huyết áp ổn định‏

‏Khi chúng ta già đi, huyết áp cũng có thể tăng lên, nhưng nếu có thói quen tuân thủ thói quen sinh hoạt tốt trong thời gian dài thì huyết áp có thể duy trì ở mức ổn định và chuẩn hơn.‏

‏Tăng huyết áp là một căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi, rất nhiều người cao tuổi mắc phải. Các biến chứng về thận, tim và mạch máu não do tăng huyết áp gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi thọ.‏

‏Vì vậy, dù bạn ở độ tuổi nào, nếu huyết áp thường xuyên duy trì ở mức bình thường thì xin chúc mừng, bạn có nhiều khả năng sống lâu hơn.‏

‏Huyết áp bình thường được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu không vượt quá 130mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương không cao quá 85mmHg. Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp tâm trương thấp hơn 80 mmHg. Cụ thể, khi chỉ số huyết áp đo được nhỏ hơn 120/80 mmHg tức là cơ thể bạn đang đạt mức huyết áp tối ưu nhất.‏

Từ 45 - 60 tuổi, người còn giữ được 6 “bảo bối” này chứng tỏ sở hữu thể chất trường thọ - Ảnh 1.

‏Thứ hai, người sống thọ có lượng đường trong máu ở mức bình thường‏

‏Theo thời gian, con người ngày càng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Người mắc bệnh không chỉ cần duy trì chế độ ăn uống kiêng khem vất vả, mà còn tiềm ẩn nhiều hiểm họa sức khỏe hơn. Vì việc kiểm soát đường huyết kém có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng, trong đó có bệnh thận, bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, bệnh mạch máu do đái tháo đường, bệnh võng mạc do đái tháo đường…‏

‏Những biến chứng này là trở ngại trên con đường dẫn đến sự trường thọ.‏

‏Người có mức độ đường từ 70mg/ dl đến dưới 130mg/ dl (tương ứng với 4,0 - 7,2 mmol/ l) được đánh giá là có chỉ số đường huyết bình thường (khi đang đói); Lượng đường huyết từ 130mg/ dl đến 180 mg/ dl được đánh là mức chấp nhận được (xét nghiệm lúc ăn no, thường là 2 tiếng sau bữa ăn).‏

‏Thứ ba, người tuổi thọ cao hơn thường có hàm răng khỏe‏

‏Để đánh giá xem bạn có sống lâu hay không thì răng là tiêu chí rất quan trọng. Người Nhật có quan niệm độc đáo về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, đó là nguyên tắc 80/20. Tức là một người đàn ông 80 tuổi phải có ít nhất 20 cái răng chức năng (tức là răng có thể nhai thức ăn bình thường và không bị lung lay). ‏

‏Khi bước sang tuổi trung niên từ 45 - 60 tuổi, một số bệnh lý toàn thân làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đồng thời bệnh răng miệng cũng khiến việc ăn uống khó khăn, làm giảm việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. ‏

‏Vì răng miệng là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa, nếu chăm sóc không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Người cao tuổi thường có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng cao, việc chăm sóc răng miệng cần được chú ý.‏

Từ 45 - 60 tuổi, người còn giữ được 6 “bảo bối” này chứng tỏ sở hữu thể chất trường thọ - Ảnh 2.

‏Thứ tư, nhóm người sống thọ có chức năng tim phổi rất tốt‏

‏Khi cơ thể già đi, tim và phổi là hai bộ phận đóng vai trò quan trọng hàng đầu để bảo vệ sức khỏe của cả cơ thể. Dù tim hay phổi gặp vấn đề, toàn bộ chức năng của các cơ quan khác đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. ‏

‏Dù là bệnh tim hay bệnh phổi đều ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các cơ quan. Chẳng hạn, người có chức năng tim kém không chỉ cảm thấy đau ngực, tức ngực, đổ mồ hôi khi leo cầu thang, mà còn có nguy cơ bị suy tim, khiến máu không được đẩy đi khắp cơ thể và nuôi dưỡng các cơ quan. Người có chức năng phổi kém cũng ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể để vận hành mọi hoạt động sống.‏

‏Người cao tuổi có chức năng tim phổi kém gần như khó có thể sống lâu hơn.‏

‏Thứ năm, người sống lâu thường có bước đi ổn định, vững vàng‏

‏Tốc độ đi bộ của người trưởng thành khỏe mạnh là 1,3-1,4m/giây. Khi tuổi càng cao thì tốc độ đi bộ sẽ giảm đi, nhưng đối với người già, nhịp điệu tốt nhất không nên thấp hơn 0,8m/giây.‏

‏Tốc độ đi bộ quá chậm và bước chân không ổn định thường cho thấy người già sức khỏe không tốt. Vì thế, cơ thể mới bất giác đi chậm hơn. ‏

‏Nếu không có tốc độ và sự ổn định nhất định thì khó có thể đạt được hiệu quả thể thao tốt.‏

Từ 45 - 60 tuổi, người còn giữ được 6 “bảo bối” này chứng tỏ sở hữu thể chất trường thọ - Ảnh 3.

‏Thứ sáu, người trường thọ thường có hệ tiêu hóa tốt‏

‏Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ, nhưng sức khỏe của Hệ tiêu hóa là yếu tố quyết định: hấp thu chất dinh dưỡng đầy đủ và loại ra khỏi đại tràng những thứ không cần thiết cho cơ thể. Nếu hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, dù ăn gì cũng không thể hấp thụ, khả năng miễn dịch suy yếu dần, khó có thể đạt tới tình trạng sức khỏe lý tưởng và kéo dài tuổi thọ. 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại