Sputnik đưa tin, Trung Quốc đã đóng cửa con đèo Nathu La hồi năm ngoái do “điều kiện thời tiết khắc nghiệt”.
Tuy nhiên, động thái của Trung Quốc được xem là nguồn cơn dẫn tới cuộc khủng hoảng ngoại giao khi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc cùng đối mặt hơn 2 tháng ở cao nguyên tranh chấp Doklam.
Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ V K Singh đã thông báo trước Quốc hội nước này vào ngày 8/2 về việc Trung Quốc đồng thuận mở lại tuyến đèo Nathu La gần phía đông bắc bang Sikkim để người hành hương có thể tới núi Kailash và hồ Mansarovar nằm ở Tây Tạng.Song gần đây, căng thẳng giữa hai nước đã có dấu hiệu hạ nhiệt khi Trung Quốc đồng ý cho phép người dân Ấn Độ sử dụng con đèo Nathu La để hành hương tới núi Kailash và hồ Mansarovar sau khoảng thời gian con đèo này bị phong tỏa.
“Vấn đề mở lại đèo Nathu La từng được đưa ra thảo luận trong các cuộc gặp với chính phủ Trung Quốc bao gồm cuộc họp bàn giữa Bộ trưởng V K Singh và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc vào tháng 12/2017. Phía Trung Quốc đã đồng thuận mở lại tuyến đường Yatra”, ông Singh nói.
Người dân Ấn Độ có hai tuyến đường khác biệt để tới khu hành hương núi Kailash và hồ Mansarovar. Trong đó, con đèo Nathu La được khánh thành vào tháng 6/2015 và do chính quyền Khu tự trị Tây Tạng bên phía Trung Quốc quản lý. Khi đi qua tuyến đèo này, người hành hương rút ngắn được phần lớn thời gian và quãng đường di chuyển tới núi Kailash và hồ Mansarovar.
Núi Kailash có độ cao 6.630 m nằm trên dãy núi Transhimalayan ở khu tự trị Tây Tạng. Nằm cách núi Kailash chỉ 20 km, hồ Manasarovar được xem là khu vực linh thiêng và là hồ nước ngọt cao nhất thế giới. Đây là nơi các tín đồ Ấn Độ giáo tìm đến sau chuyến đi quanh núi Kailash. Họ tin rằng, uống nước và tắm ở hồ sẽ tẩy sạch bụi trần, đưa họ đến cõi của thần Shiva sau khi chết.