Nếu dần thay thế 1/5 lượng thịt bò và thịt cừu tiêu thụ trên toàn cầu bằng thịt nhân tạo, lượng khí thải CO2 trong nông nghiệp và nạn phá rừng sẽ giảm đi một nửa vào năm 2050. Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature.
Theo thống kê, hệ thống thực phẩm toàn cầu thải ra gần 30% lượng khí CO2 gây ô nhiễm môi trường, trong đó chăn nuôi gia súc là nguyên nhân chủ yếu.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, chỉ cần thay đổi tương đối nhỏ trong thói quen tiêu thụ thịt, chúng ta có thể giúp giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động phá rừng nhiệt đới, mà dùng thịt nhân tạo là một trong các biện pháp.
Thịt nhân tạo đã được tung ra thị trường hàng chục năm nay nhưng chưa được sử dụng phổ biến. Theo các chuyên gia, tác dụng của thịt nhân tạo không chỉ dừng ở bảo vệ môi trường, mà còn chứa nhiều giàu protein và các acid amin cần thiết cho cơ thể.