Cú ngã đau điếng và bài học cho HLV Hữu Thắng

Tiên Lâm |

Những con số thống kê luôn có các giá trị nhất định, nhưng bóng đá vốn dĩ mang đậm yếu tố con người, cũng như sự ngẫu hứng nên vẫn thường tạo ra bất ngờ, cả tiêu cực lẫn tích cực.

Từ “cú phốt vĩ đại”

Chuồi bóng đã từng có thời được coi là một trong những chỉ số cơ bản để “cân đong” giá trị của một hậu vệ. Nhưng với giám đốc phụ trách phân tích dữ liệu bóng đá của Chelsea - Mike Forde, chỉ số đó không chứa đựng nhiều giá trị như mọi người thường nghĩ.

Forde đã từng khá ngạc nhiên khi máy tính đưa ra thống kê trong trường hợp hậu vệ lừng danh người Ý - Paolo Maldini: trung bình cứ mỗi 2 trận đấu, cầu thủ này mới chuồi bóng… 1 lần.

Kết hợp với những chỉ số thống kê chuyên sâu khác, chuyên gia phân tích này nhận ra rằng sở dĩ Maldini chuồi bóng ít như thế là bởi vì anh chọn vị trí quá tốt, đến mức chẳng mấy khi cần phải chuồi bóng.


Những con số thống kê chỉ ra rằng Paolo Maldini cứ 2 trận đấu mới xoạc bóng 1 lần.

Những con số thống kê chỉ ra rằng Paolo Maldini cứ 2 trận đấu mới xoạc bóng 1 lần.

Trở lại với Old Trafford thời điểm tháng 8 năm 2001, khi Alex Ferguson quyết định bán Japp Stam. Trường hợp của trung vệ người Hà Lan này không khác mấy so với Paolo Mandini.

Với Stam, số lần chuồi bóng ngày càng ít đi chỉ phản ảnh duy nhất một điều: anh ngày càng hoàn thiện về kỹ năng chọn vị trí khi đối mặt với cầu thủ tấn công đối phương.

Vấn đề nằm ở chỗ, không phải Alex Ferguson dở, mà là do ông quá tin vào những chỉ số được phân tích, trong khi bản thân nó không nói lên nhiều điều như được kỳ vọng.


Sir Alex đã sai lầm khi bán Japp Stam tới Lazio.

Sir Alex đã sai lầm khi bán Japp Stam tới Lazio.

Tương tự như thế là chỉ số thể hiện số km chạy trên sân trong suốt trận đấu. Đã từng có thời, đây được đánh giá là một trong 3 tiêu chí cơ bản để đánh giá cầu thủ. Nhưng những tiền đạo xuất sắc như Thierry Henry, Carlos Tevez, Wayne Rooney đâu có chạy nhiều?

…đến những chỉ số nâng cao

Cũng theo Forde, chỉ số này là khá nghèo nàn để đánh giá đúng khả năng của một cầu thủ.

Tuy nhiên, nó lại là tiền đề để phát triển nên một số các chỉ số khác, giúp đánh giá chính xác năng lực của những Henry, Tevez, Rooney… và cung cấp con số đối chiếu cho việc tìm kiếm những tài năng khác trong tương lai.

Dựa vào trường hợp Henry, cả Forde và Gavin Fleig - người giữ cùng cương vị ở Manchester City, đều thống nhất đi sâu để phát triển thêm một chỉ số khác: thời gian chạy trên sân với tốc độ cao.

Hầu hết những cú chạy của Henry đều vượt qua vận tốc 7m/giây. Đây cũng là con số đang được dùng làm tiêu chuẩn cho các hệ thống phân tích cầu thủ của các CLB lớn trên thế giới.


Henry được mệnh danh là Đứa con của thần gió nhờ những pha tăng tốc thần sầu.

Henry được mệnh danh là Đứa con của thần gió nhờ những pha tăng tốc "thần sầu".

Thời gian lặp lại cú chạy nước rút là một tiêu chí quan trọng khác để đánh giá năng lực của một tiền đạo. Minh chứng rõ ràng nhất là ở trường hợp Tevez.

Tiền đạo này có thể tăng tốc thực hiện một cú nước rút, chạy nhẹ lại chỉ trong chốc lát rồi tiếp tục thực hiện một cú nước rút khác trong suốt hơn 90 phút của một trận đấu.

Theo Fleig, đây mới chính là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá đúng nền tảng thể lực và phẩm chất của một tiền đạo.

Farhan Zaidi - nhà phân tích nổi tiếng người Mỹ cũng đã phát triển cho riêng mình một chỉ số khá nổi tiếng: chỉ số gia tăng xác suất ghi bàn (GPA).

Dựa vào việc thống kê các tình huống thành công hay thất bại để xác định được khả năng đóng góp của cầu thủ này trong việc ghi bàn của đội nhà.

Ví dụ GPA của Luis Suarez là 0,60, trong khi con số đó của Andy Carolll chỉ là 0,56. Cũng theo chỉ số này, David Silva có số đường chuyền tạo cơ hội ghi bàn cao hơn 33% so với bất cứ đồng đội nào của anh ở Manchester City.


Suarez rất hay tham gia vào các tình huống tạo nên bàn thắng.

Suarez rất hay tham gia vào các tình huống tạo nên bàn thắng.

Việc tạo nên được những tiêu chí chuẩn xác, hợp lý nhất với thực tế từ những dữ liệu thô có sẵn đang tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các CLB, cũng như giữa các hệ thống phân tích với nhau.

Đi sâu vào diễn biến trên sân trong một trận đấu, những nhà phân tích hàng đầu hiện vẫn đang cố gắng phát triển công thức chuẩn để tính xem trong một đội bóng cụ thể, một cầu thủ thường chuyền bóng cho đồng đội nào, ai là người chủ chốt trong việc phát động các đợt tấn công nguy hiểm.

Trong đội hình Barcelona năm 2012, người đó dĩ nhiên là Xavi, nhưng với những trường hợp không quá rõ ràng như thế, máy tính sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xác định.

Với sự can thiệp của khoa học thống kê vào các tình huống trên sân, chuyên gia Billy Beane đã từng nhận xét:

“Sự chi phối của việc can thiệp khoa học trên sân chỉ chiếm khoảng 5%, nhưng trong bóng đá, đôi khi đây là con số đủ sức tạo nên sự khác biệt giữa chiến thắng và thất bại”.


Bằng Mathieu Flamini, HLV Wenger đã thay thế hoàn hảo Patrick Vieira.

Bằng Mathieu Flamini, HLV Wenger đã thay thế hoàn hảo Patrick Vieira.

Sự hài hòa là yếu tố tiên quyết

Năm 2004, Arsene Wenger tìm kiếm một tiền vệ có tính toàn diện cao để thay thế Patrick Vieira.

Yêu cầu được chuyển xuống cho bộ phận phân tích, và tại đây sau khi quét toàn bộ dữ liệu ở các giải bóng đá châu Âu, một cái tên được khoanh vùng - Mathieu Flamini đang chơi cho Olympic Marseile.

Cầu thủ trẻ này chạy đến 14km trong một trận đấu. Nhưng như thế là chưa đủ. Liệu những bước chạy của Flamini có đúng hướng, cầu thủ này xử lý bóng thế nào?

Wenger chỉ quyết định mua cầu thủ này khi đã đến xem anh thi đấu và biến anh thành một trong những bản hợp đồng thành công của Arsenal.

Sự kết hợp nhịp nhàng của Wenger - người nắm quyền quyết định và bộ phận phân tích - những người tư vấn tạo nên không ít những phi vụ giá hời cho Arsenal. Nhưng cũng có rất nhiều sự kết hợp không có được sự ăn ý như thế.

Một trong những trường hợp điển hình là Damien Comolli - giám đốc bóng đá của Tottenham.

Trong 3 năm tại vị, Comolli đã đem về cho CLB không ít những bản hợp đồng thành công như Luka Modric, Dimitar Berbatov, Heurelho Gomes, Gareth Bale… thông qua hệ thống phân tích dữ liệu do ông trực tiếp đứng đầu.

Nhưng cuối cùng chuyên gia “săn đầu người” này cũng phải “bật bãi” vì không thể tìm được tiếng nói chung với các HLV, những cựu cầu thủ luôn phủ nhận vai trò của các con số thống kê.


Japp Stam là bản hợp đồng thành công của Sir Alex, nhưng cũng là sự tiếc nuối của ông khi mắc sai lầm và bán anh đi quá vội.

Japp Stam là bản hợp đồng thành công của Sir Alex, nhưng cũng là sự tiếc nuối của ông khi mắc sai lầm và bán anh đi quá vội.

Sau “cú phốt vĩ đại” năm 2001, đã có một thời gian Alex Fergunson mất lòng tin vào những con số thống kê.

Nhưng với sự kiên trì phân tích và thuyết phục của các trợ lý và chuyên gia, cuối cùng HLV người Scotland này cũng đã bị thuyết phục để đi tới một quyết định cực kỳ quan trọng: “đã làm thì phải làm cho tới”.

Trên nền tảng hệ thống máy chủ cực mạnh của IBM và hệ thống dữ liệu thô từ công ty phân tích thể thao hàng đầu Prozone, được phát triển bởi những chuyên gia đầu ngành, Man United đã duyệt chi nhiều triệu USD để xây dựng cho riêng mình một hệ thống độc lập.

Hơn 10 năm kể từ ngày ra đời, đây vẫn đang được đánh giá là hệ thống phân tích dữ liệu bóng đá chuyên sâu hàng đầu thế giới.

Tại Việt Nam, VFF lần đầu tiên sử dụng một hệ thống phân tích dữ liệu là Instat với mức giá thuê hơn 500 triệu đồng/năm cho gói theo dõi các cầu thủ nội. Đây được dự kiến sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho HLV Hữu Thắng ở cương vị mới.

Nhưng điều quan trọng nhất là Hữu Thắng cần có được đội ngũ phân tích dữ liệu tốt, đưa ra các tư vấn đúng đắn để anh lựa chọn.

Tháng 10 năm 2009, khi HLV Alex Ferguson lên tiếng chỉ trích trọng tài 48 tuổi Alan Wiley không đủ thể lực để theo sát trận đấu của đội nhà với Sunderland, Prozone lập tức lên tiếng.

Theo thống kê trận đấu này của hãng, ông Wiley không những đáp ứng đủ, mà còn làm việc cực tốt.

Trọng tài này đã chạy 11,039km suốt trận, chỉ ít hơn 7 cầu thủ trên sân (4 của Man United và 3 của Sunderland).

Trong đó, có 740m Vua áo đen chạy với vận tốc từ 7km/giây trở lên, có 17 cú nước rút ở vận tốc 7,5m/giây trở lên, trong đó vận tốc tối đa là 8,97m/giây.

Cũng theo đó, khoảng cách trung bình của vị trọng tài này và bóng là 17,7m, khoảng cách trung bình trong 26 pha phạm lỗi là 15,6m…

Với những con số không thể thuyết phục hơn như trên, Alex Ferguson chính thức “tắt đài”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại