Tối qua, U23 Nhật Bản xuất trận gặp Triều Tiên và chiến thắng 1-0. Sau đó, U23 Thái Lan chơi ngang ngửa và hòa Saudi Arabia 1-1. Cuối cùng, U23 Hàn Quốc có chiến thắng 2-1 trước cường địch Uzbekistan.
Tất cả những kết quả đẹp đẽ ấy, đều có một điểm chung, là dựa trên lối đá giàu tính kĩ thuật và ban chuyền cự li ngắn hài hòa, nhuần nhuyễn.
Nếu như anh bạn bầu Đức, Kiatisak, đã duy trì và đưa lối đá ấy lên đỉnh cao ở Thái Lan, thì người bạn mới – Nhật Bản, đã biến nó thành đặc sản từ lâu.
Đáng nói nhất, bóng đá Hàn Quốc từng có thời ưa chuộc lối đá thiên về thể lực, thậm chí là đề cao “chặt chém” như hồi VCK World Cup 2002, thì nay cũng dần chuyển sang lối đá kĩ thuật, ban chuyền nhiều.
Ấy là trường phái bóng đá phù hợp với những con người nhỏ nhắn, khéo léo của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và cả khu vực ĐNÁ.
Và sự thành công của 3 đội U23 nói trên, như lời khuyên bảo thực tế nhất dành cho HLV Miura.
Nhật Bản đã thành công từ lâu với lối đá kĩ thuật, phối hợp nhỏ.
Bầu Đức: “Theo tôi, chúng ta chỉ nên thuê các HLV theo trường phái chơi bóng ngắn, kĩ thuật. Hoặc nếu HLV không theo trường phái ấy, thì phải uốn nắn họ để các cấp ĐTQG được thống nhất 1 phong cách”.
Trong những ngày tập luyện trước khi giải đấu chính thức khởi tranh, HLV người Nhật Bản cũng đã cho học trò rèn đá nhỏ, đá kĩ thuật ở khu vực trung lộ.
Nhưng các thông tin nội bộ đang rò rỉ ra rằng trước Jordan, ông sẽ cho U23 Việt Nam đá phòng ngự, rồi bóng bổng – bóng dài để phản công.
Khi trận đấu chỉ còn vài giờ nữa là bắt đầu, sẽ rất khó để thay đổi quan điểm của vị HLV người Nhật Bản.
Nhưng mong rằng nếu chẳng may thất bại, ông Miura sẽ nhìn vào 3 người bạn của bầu Đức để thử một sự đột phá trong những ngày có thể là cuối cùng ở Việt Nam.
Sự thay đổi bao giờ cũng cần mạo hiểm và có rủi ro cao. Song nếu nó thật sự mở ra một con đường phát triển bền vững trước mắt, thì rất cần đánh cược.
U23 Thái Lan 1-1 U23 Saudi Arabia