Nhà thám hiểm Christopher Columbus đã gọi đu đủ là "chúa tể của những loại quả". Loại quả màu cam có nguồn gốc ở miền Nam Mexico và Trung Mỹ nhưng được trồng hầu hết ở các vùng nhiệt đới. Đu đủ chín thường được sử dụng rộng rãi để làm nước trái cây, salad hoặc món tráng miệng.
Đu đủ chứa một loại enzyme đặc biệt gọi là papain, đó là lý do tại sao nó được biết đến như một chất hỗ trợ tiêu hóa mạnh mẽ. Ngoài tác dụng cải thiện, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, đu đủ cũng giúp cơ thể thải độc, chữa lành các vết thương, giảm viêm, làm sạch máu và nhiều chức năng khác.
Đu đủ cũng giống như các loại trái cây nhiệt đới khác chứa nhiều vitamin, khoáng chất, flavonoid và chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể.
1 quả đu đủ nhỏ có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất dồi dào
- 100 calo
- 25 gram carbohydrate
- 4 gram chất xơ
- 224% vitamin C
- 26% folate
- 15% vitamin A
- Magie 14%
- Kali 14%
- Đồng 13%
- Axit pantothenic 11%
Trong đó, hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào nhất của đu đủ là vitamin C, 1 quả đu đủ nhỏ có thể cung cấp 234 gram hoặc gấp 400% giá trị cơ thể cần hàng ngày.
Đu đủ cũng là thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin A, beta – carotene giúp ngăn ngừa cảm cúm.
Beta – carotene cũng được chứng minh là giúp ngăn ngừa ung thư miệng và ung thư phổi. Đu đủ cấp cấp 144 mcg folate, vitamin B cần thiết cho sự hình thành DNA, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Đu đủ cũng có nhiều vitamin B6 và axit pantothenic – 2 yếu tố quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng hiệu quả.
Ngoài ra đu đủ còn cung cấp các khoáng chất quan trọng như kali, magie giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, kiểm soát huyết áp, giảm stress.
Đu đủ - "Chúa tể của những loại quả" có tác dụng gì?
Do chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nên đu đủ là loại quả mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe:
1. Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa
Các hợp chất được tìm thấy trong đu đủ giúp protein phân hủy và chuyển hóa hợp lý. Đặc biệt, các papain giúp phá vỡ liên kết giữa các axit amin – những khối cấu tạo cảu protein.
Papain cũng tương tự như các loại enzyme khác trong tụy giúp cơ thể tiêu hóa thịt. Những enzyme này cần axit để kích hoạt và papain có thể thực hiện chức năng này ngay cả khi không có sự hiện diện của các axit.
Nhờ khả năng phá vỡ các axit amin, enzyme tiêu hóa này có thể hữu ích cho những người có vấn đề axit dạ dày, những người khó tiêu hóa thịt.
Một số trường hợp bị rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh tự miễn dịch hay viêm ruột cũng có thể nhận được lợi ịch từ việc ăn đu đủ. Ăn đu đủ buổi sáng có thể giảm các triệu chứng bệnh ốm nghén ở phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, đu đủ con có tác dụng ngăn ngừa táo bón vì chứa hàm lượng chất xơ cao.
2. Chống viêm
Một nghiên cứu năm 2011 đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng phân tử và Nghiên cứu thực phẩm cho thấy, các dấu hiệu viêm giảm ở các đối tượng tham gia thử nghiệm ăn đu đủ.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, đu đủ có thể giúp cải thiện chứng viêm ở những người có tình trạng viêm khớp dạng thấp, dù cần nhiều bằng chứng hơn nữa.
Chất papain cũng có thể giúp giảm viêm ở những người bị bệnh hen, viêm khớp, viêm tuyến tiền liệt.
3. Tăng cường lưu lượng máu
Đu đủ được xem như là một chất làm tăng huyết áp ở những bệnh nhân có tình trạng bệnh lý giảm tiểu cầu – bệnh lý này có thể làm giảm khả năng đông máu của cơ thể, tăng cả năng xuất huyết nội tạng.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy, những viên chiết xuất lá đu đủ có tác dụng làm giảm lượng tiểu cầu và bạch cầu đáng kể sau 72 giờ sử dụng ở một nhóm đối chứng.
4. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Vitamin C được chứng min là giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim bằng cách bảo vệ động mạch chống lại các tổn thương. Vitamin C làm giảm tổn thương gốc tự do và quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế nguy cơ hình thành mảng bám động mạch.
5. Ngăn ngừa ung thư
Chất papain có tác dụng phân hủy protein có thể giúp tấn công lớp phủ bảo vệ trên tế bào ung thư, ngăn ngừa sự phát triển của chúng.
Ngoài ra, 2 hợp chất là vitamin C và Beta carotene có trong đu đủ liên quan đến tác dụng giảm khả năng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư ruột già. Chất xơ cũng có thể làm giảm độc tố gây ung thư trong hệ tiêu hóa.
6. Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Chất flavonoids lutein và zeaxanthin có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, sự mất thị lực liên quan đến tuổi tác.
7. Chống viêm khớp
Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy, những người có chế độ ăn ít vitamin C, ít rau quả và trái cây có nguy cơ cao mắc chứng viêm đa khớp cao gấp 3 lần.
8. Ngăn ngừa bệnh suyễn
Beta – carotene từng được chứng minh là có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh hen. Mức vitamin A đặc biệt quan trọng đối với trẻ em giúp làm giảm mức độ viêm trong ống dẫn khí.
9. Chống lão hóa
Do hàm lượng vitamin C, vitamin A và flavonoids cao, đu đủ được xem là một loại trái cây tuyệt vời giúp phụ nữ có làn da khỏe từ bên trong. Các chất dinh dưỡng này hoạt động như các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các gốc tự do - nguyên nhân hàng đầu gây ra lão hóa.
Hoa quả tươi mãi không héo là nhờ thuốc dấm của thương lái Việt
*Theo DrAxe