Tin nhắn của học sinh mất tích trên phà của Hàn Quốc là giả

Ngọc Anh |

(Soha.vn) - Cảnh sát cho biết tất cả chỉ là trò giả mạo làm tổn thương trái tim của nhiều gia đình.

Sau sự cố chìm phà ngày thứ tư vừa qua tại Hàn Quốc, đài truyền hình YTN của Hàn Quốc đã đăng tải một số tin nhắn được gửi đi từ những học sinh vẫn đang bị mắc kẹt trong chiếc phà tới người thân yêu của mình. Tuy nhiên đến ngày hôm nay, cảnh sát đã thông báo rằng những tin nhắn này là giả mạo.

Cảnh sát đã điều tra về những tin nhắn được gửi từ các em học sinh mất tích bị mắc kẹt trên phà đến cha mẹ các em và họ phát hiện ra rằng những tin nhắn được gửi sau khi phà lật là giả mạo. Sau khi tàu lật một số phụ huynh vẫn nhận được tin nhắn từ những đứa con mất tích của mình.

Những số điện thoại mà đã gửi tin nhắn về đất liền sau khi được kiểm tra thì không có trong danh sách hơn 300 số điện thoại của các hành khách trên phà.

Hãng tin Yonhap và tờ Korea Herald ngày 18.4 đã trích dẫn tuyên bố của CTRC cho biết rằng cơ quan này đã kiểm tra dữ liệu di động của 271 người mất tích và kết quả cho thấy không có bất kỳ ai trong số này đã gửi bất kỳ tin nhắn văn bản hay cuộc gọi nào kể từ khi chiếc phà chìm.

 

Những tin nhắn hoàn toàn là giả mạo.

Những tin nhắn hoàn toàn là giả mạo.

 

Các đội cứu trợ được huy động để tìm kiếm những người bị nạn..

Theo tờ The Korea Herald, các tin nhắn không thể được gửi đi bời vì sau khi phân tích các hồ sơ điện thoại, không ai trong số các học sinh đã sử dụng điện thoại kể từ khi phà lật.

“Chúng tôi đã kiểm tra tới hơn 300 điện thoại bởi nhiều người trong số các hành khách mất tích không chỉ dùng một máy”, cảnh sát cho biết.

Qua quá trình điều tra thì cảnh sát cho biết một trong những tin nhắn giả mạo này được gửi từ một học sinh lớp 5 ở tỉnh Gyeonggi.

Sau khi chiếc phà Sewol lật, một người cha đã nhận được tin nhắn từ đứa con tên là Shin 18 tuổi của mình là " Bố đừng lo lắng, con có một chiếc áo phao và chúng con đang cố giữ lấy nhau". Cha cô trả lời:" Có rất nhiều đội cứu hộ đang ra đó để giúp các con, cố gắng lên nhé". Sau đó số điện thoại này trả lời rằng "Bố ơi, con không thể đi ra ngoài. Hành lang có đầy trẻ em, và nó quá nghiêng”. Tuy nhiên, sau khi điều tra cảnh sát phát hiện số điện thoại này không hề có trong danh sách điện thoại của nạn nhân trên tàu.

Đến thời điểm này cảnh sát chưa tiết lộ nguyên nhân có những tin nhắn giả mạo ấy nhưng vụ việc đã khiến rất nhiều người tức giận. Phía cảnh sát cho biết những ai thực hiện trò lừa đảo này có thẻ bị cáo buộc trách nhiệm hình sự, bao gồm tội phỉ báng và cản trở công lý. Các quan chức cho biết trò chơi khăn này có mục đích làm tổn thương gia đình của những người mất tích và gây nhầm lẫn cho các đội tìm kiếm.

Pháo sáng được sử dụng để giúp các thợ lặn tìm kiếm các nạn nhân ở ngoài biển.
Phòng tập thể dục trên đảo Jindo Jindo trở thành nơi để những thành viên trong gia đình chờ đợi thông tin về người thân của họ.
Giọt nước mắt của người thân khi chờ đợi tin tức của những hành khách bị mất tích.
Những em học sinh 16, 17 tuổi cầu nguyện cho các hành khách đang bị mắc kẹt ngoài khơi xa.
Cảnh sát cho biết thợ lặn đang tạm ngừng việc bơm không khí vào thân tàu.

Nhân viên cứu hộ được tăng cường để tìm kiếm những người mất tích, hàng trăm bảo vệ bờ biển, sĩ quan quân đội và các thợ lăn đã được huy động nhưng những nỗ lực của họ bị cản trở bời gió lớn và sóng dữ dội, gần 300 người vẫn đang bị mắc kẹt.

Thuyền trưởng phà Lee Joon-seok được thả xuống từ buồng lái bỏ mặc chiếc phà đang chìm cùng với 476 hành khách.

Tổng cộng có 476 hành khách gồm 325 học sinh trung học trên một chuyến đi thực địa, chiếc phà 6.825 tấn đã bị lật trong vùng biển ngoài khới phía tây nam của hòn đào Jindo. Tính đến 11h ngày thứ sáu( giờ địa phương),174 người đã được cứu thoát, 28 người được xác nhận là đã chết.

Thuyền trưởng phà Lee Joon-seok 68 tuổi đã bị bắt ngay sau khi hình ảnh ông ta bỏ mặc chiếc phà và 476 hành khách.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại