Thận là bộ phận nội tạng quan trọng: Hơi thở có mùi bất thường này là thận đang có bệnh

Lam Anh |

Khi thận có vấn đề, các chất độc không thải ra được thì chuyển hoá cũng rối loạn vì thế người bệnh thở có mùi khai do u rê ứ đọng hay biểu hiện ngứa như kiến bò.

Suy thận bệnh âm thầm

Theo PGS Ngạn, suy thận là suy giảm chức năng của thận, thận không đào thải được chất độc gây dư thừa chất độc và khiến nhiều cơ quan nhiễm độc.

Điều đặc biệt, suy thận là một bệnh thường không có triệu chứng gì biểu hiện ra bên ngoài, nhưng cho đến khi bệnh phát triển thì các dấu hiệu mới xuất hiện rõ ràng hơn. Vì thế, những người có nguy cơ cao mắc bệnh suy thần cần phải thăm khám và theo dõi bệnh thường xuyên.

Nếu để bệnh kéo dài mà không có biện pháp chữa trị này sẽ dẫn đến mãn tính, lúc này việc điều trị sẽ khó khăn hơn, thậm chí ở mức độ bệnh nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh âm thầm và khi biết thận bị tổn thương thì các tổ chức của thận, các cầu thận đều bị tổn thương trước đó từ rất lâu. PGS Ngạn cho biết với thận, khi 75 % đơn vị thận (bao gồm các cầu thận) bị ảnh hưởng lúc này bệnh mới có biểu hiện ra bên ngoài qua một số bệnh lý khác nhau của thận.

Theo PGS Ngạn các bệnh của thận gây suy thận là viêm cầu thận, sỏi thận, viêm đài bể thận… ngoài ra còn các bệnh khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ.

Thận là bộ phận nội tạng quan trọng: Hơi thở có mùi bất thường này là thận đang có bệnh - Ảnh 1.

Dấu hiệu báo thận đang có bệnh

Thứ nhất: Với bệnh viêm cầu thận biểu hiện của bệnh như phù mặt, phù dưới mắt phồng lên, phù cổ chân, mắt cá chân nặng, ấn vào đó thấy lõm xuống vì nó là phù mềm. Đây là dấu hiện đặc trưng nhất của viêm cầu thận và khi có dấu hiệu này người bệnh nên đi kiểm tra sức khoẻ sớm nhất.

Với các dấu hiệu trên, PGS Ngạn cho biết từ phù dẫn đến rối loạn của nước tiểu, ít đi tiểu lượng nước tiểu trong ngày giảm.

Giai đoạn sau có dấu hiệu suy thận thì thay đổi ban ngày tiểu ít nhưng ban đêm tiểu nhiều.

Thứ hai: Viêm bể thận sẽ có các biểu hiện viêm tiết niệu đái buốt, đái rắt. Một số trường hợp do tổn thương ở bể thận như từ viêm đường tiết niệu chữa không tốt khiến tình trạng viêm ngược dòng gây tổn thương bể thận.

Khi đó bệnh nhân có biểu hiện sốt, nhiễm trùng, rét run, đau, u rê tăng cao, thiếu máu gây suy thận. Viêm tiết niệu hay gặp ở phụ nữ nên cần điều trị tích cực để ngăn chặn suy thận mãn.

Thứ ba: Sỏi thận dấu hiệu đái ra máu, đau lưng…Sỏi thận khi có những cơn đau có thể siêu âm, xquang. Nếu sỏi nằm ở niệu quản làm cho thận giãn ra, nước tiểu không lưu thông gây tổn thương bể thận và suy thận.

Ngoài ra, còn rối loạn ứ u rê, mất protein do đái ra protein nên cơ thể mệt mỏi.

Dấu hiệu nữa là năng xuất lao động giảm, ăn uống kém, bệnh nhân thường có dấu hiệu kèm theo tăng huyết áp. Có bệnh nhân phù xuất hiện là dẫn đến huyết áp cao luôn và có dấu hiệu của tim mạch như trống ngực, nhịp tim nhanh.

Thận là bộ phận nội tạng quan trọng: Hơi thở có mùi bất thường này là thận đang có bệnh - Ảnh 2.

Suy thận có thể gây nguy hiểm

Biểu hiện ở hơi thở, khi các chất độc không thải ra được thì chuyển hoá cũng rối loạn vì thế người bệnh thở có mùi khai do u rê ứ đọng hay biểu hiện ngứa như kiến bò.

Thận là một bộ phận có chức năng loại bỏ những chất độc hại ra khỏi máu. Nếu chẳng may bị suy thận thì khả năng này sẽ bị hạn chế và các chất độc hại sẽ tích tụ nhiều bên trong cơ thể và gây ra hiện tượng ngứa da.

Khi chẩn đoán đúng suy thận phải điều trị ngay ban đầu không phải để chờ suy thận mới chữa. Từ khi thận tổn thương đến lúc suy thận hẳn mất cả chục năm. Có các độ suy thận độ 1, độ 2, độ 3 và suy thận độ 4 là giai đoạn suy thận nặng nhất, chỉ số Creatinine người bệnh phải dưới 15 ml/phút lúc này người bệnh phải chạy thận.

Bệnh suy thận không chỉ trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, gây nguy hiểm đến tính mạng mà chúng còn khiến tinh thần người bệnh trở nên sa sút. Bởi thế, việc ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến bệnh suy thận cần nên thực hiện.

Để ngăn ngừa bệnh thận, theo PGS Ngạn cần ăn nhiều rau xanh như bắp cải, su hào, súp lơ, bầu bí, lạc vừng và ăn nhạt. Nước thì cân bằng giữa nước vào và nước ra. Uống ít nước không được, nhiều quá cũng không được.

Ví dụ đi tiểu cả ngày khoảng 1,5 lít, đổ mồ hôi khoảng 450 ml, qua đường nói cộng lại khoảng 2,5 lít thì ta ăn uống cân bằng làm sao nước cân bằng. Uống nhiều nước quá không tốt vì không cân bằng, nhiều nước thận sẽ phải hoạt động nhiều.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại