Su-57 Nga bại trận trước Mỹ-phương Tây tại Ấn Độ

Trịnh Thái Bằng |

Hợp đồng trị giá 9 tỷ USD chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình Ấn Độ thế hệ thứ năm trên cơ sở Su-57 bị hủy bỏ. Bộ Quốc phòng Ấn Độ khẳng định Nga không có bất kỳ công nghệ độc đáo nào hơn hẳn các máy bay phương Tây, Vzgliad dẫn nguồn các trang truyền thông Ấn Độ cho biết.

Chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài của hợp đồng là bản tuyên bố chính thức của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ, khẳng định rằng không có Nga, Ấn Độ sở hữu tất cả các công nghệ độc đáo cần thiết để thiết kế một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, đang trong quá trình phát triển các máy bay này.

Trang tin Thời báo Kinh tế đăng tải bài viết, tham chiếu đến các nguồn tham gia vào những cuộc đàm phán cho biết.

Hợp đồng lớn của 2 nền công nghiệp quốc phòng cho phép Ấn Độ sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, đưa quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này ngang tầm với Nga, Mỹ và Trung Quốc đã bị lực lượng Không quân Ấn Độ bãi bỏ vào tháng 04.2018.

Nhiều nguồn tin cho rằng, các chuyên gia Không quân Ấn Độ khẳng định rằng Su-57 không có những đặc điểm cần thiết và có những đặc điểm kém hơn máy bay Mỹ là F-35 và F-22.

Các thiết kể trên cơ sở căn bản cấu trúc PAK FA (Su-57, T-50) cùng với Ấn Độ là phiên bản xuất khẩu, được đặt tên là FGFA (máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm). Tháng 02.2017, Phó Giám đốc Văn phòng Liên bang về Hợp tác kỹ thuật Quân sự Vladimir Drozhzhov khẳng định rằng Nga và Ấn Độ nhất trí đồng phát triển thế hệ máy bay chiến đấu mới nhất.

Những thông tin kỳ lạ về việc bãi bỏ hợp đồng cùng phát triển FGFA dựa trên cơ sở nhận định rằng các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Nga thua sút so với F-35 và F-22 có vẻ kỳ lạ, do ngoài những tính năng tàng hình được đánh giá từ các chuyên gia phương Tây mặc dù không có căn cứ, chưa có một thông tin nào liên quan tới các hệ thống trang thiết bị trên thân máy bay cũng như các tính năng kỹ thuật thua sút máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Mỹ.

Hơn thế nữa, nhiều khả năng chính các chuyên gia Mỹ sẽ kết thúc kỷ nguyên tàng hình bằng những phát minh trong các dải tần số hồng ngoại để cứu thế hệ máy bay chiến đấu F-15, F-16 của Mỹ.

Hơn thế nữa, lực lượng không quân Ấn Độ tuyên bố không mua thêm các máy bay chiến đấu Su-20MKI. Giải thích cho quyết định này, bộ tư lệnh không quân Ấn Độ cho rằng, giá thành dịch vụ bay của Su-30MKI có giá thành quá cao.

Một bài viết của Hãng tin India cho rằng, khi thực hiện cuộc diễn tập "Gaganshakti" không quân Ấn Độ nhận thấy, chi phí vận hành Su-30MKI "cao hơn so với máy bay phương Tây cho một giờ bay".

Bộ tư lệnh không quân Ấn Độ quyết định sẽ mua các máy bay chiến đấu phương Tây, kinh tế hơn và cho rằng số lượng 272 chiếc tiêm kích Su-30MKI (khoảng 50% số lượng máy bay chiến đấu tiêm kích cần thiết) là đủ. Lực lượng này cũng đóng vai trò chủ lực của máy bay tiêm kích không quân Ấn Độ trong giai đoạn vài thập kỷ trước.

Trước đây, tập đoàn Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) đề xuất lực lượng không quân Ấn Độ mua thêm 40 chiếc Su-30 MKI với giá trị khoảng 2,5 tỷ USD. Tập đoàn HAL thực hiện lắp ráp các máy bay chiến đấu Su-30MKI theo giấy phép Nga trong tổ hợp sản xuất hàng không quân sự Nasik.

Chủ tịch tập đoàn HAL, ông Suvarna Raju cho biết, tập đoàn sẵn sàng cung cấp 40 máy bay tiêm kích bổ sung với trị giá 4,25 tỷ rupee (62,7 triệu USD) cho mỗi máy bay (hợp đồng có trị giá 170 tỷ rupee).

Một điều thú vị là Không quân Ấn Độ hiện đang thực hiện hợp đồng mua máy bay tiêm kích Dassault Rafale với giá 11,25 tỷ Rs (166 triệu USD) cho mỗi máy bay, chưa tính đến chi phí mua sắm vũ khí cho Rafale và và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật đi cùng.

Hơn thế nữa, 40 chiếc máy bay Su-30MKI theo đề nghị được nghiên cứu để mang tên lửa hành trình chống tàu siêu âm "BraMos" ALCM. Điều đó được hiểu rằng, tên lửa hành trình chống tàu BraMos trong tương lai gần sẽ không được trang bị cho không quân Ấn Độ.

Theo những thông tin chung của các phương tiện truyền thông Ấn Độ, HAL đang lắp ráp những chiếc 23 Su-30MKI cuối cùng trong tổng số 272 chiếc theo giấy phép của Nga. 50 tiêm kích đầu tiên của không quân Ân Độ được lắp ráp tại Nga cùng việc chuyển giao công nghệ cho phía Ấn Độ, theo tuyên bố của Trung tâm phân tích thương mại vũ khí quốc tế CAMTO.

Những diễn biến trên thị trường vũ khí Ấn Độ là tin buồn cho Rostex Nga nhưng lại là tin vui cho Bắc Kinh. Mặc dù J-20 đã được biên chế cho không quân Trung Quốc, nhưng công nghiệp hàng không quốc phòng Trung Quốc đang chịu áp lực nặng nề về động cơ máy bay.

Việc không quân Ấn Độ từ chối không phát triển FGFA khiến Trung Quốc có thể duy trì vị thế quốc gia thứ 3 sau Nga và Mỹ sở hữu máy bay tàng hình thế hệ 5, không quân Ấn Độ nếu muốn cạnh tranh với Trung Quốc chỉ có cách mua sắm F-35 của Mỹ, một sản phẩm đắt nhất hành tinh với các vũ khí tương đối hạn chế và không có khả năng không chiến.

Một tổn thất nữa không thể khắc phục nổi trong khoảng 1 thập kỷ kế tiếp là BraMos (vũ khí tinh thần của người Ấn Độ) không có mặt trong lực lượng không quân của quốc gia này. Đây thực sự là một thảm họa với nền quốc phòng biển Ấn Độ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại