Năm 2022, Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Cứ mỗi 25 năm, tuổi thọ của người Nhật lại tăng ít nhất 4 tuổi với tỷ lệ bệnh tật rất thấp. Ở thời điểm 2020, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản đã tăng lên mức kỷ lục ở cả 2 giới (87,74 tuổi với nữ giới và 81,64 tuổi với nam giới).
Số liệu của World Health Ranking cho thấy, tỷ lệ tử vong do đột quỵ của người Nhật chỉ đứng thứ 152 trên thế giới, tỷ lệ tử vong do ung thư vú đứng thứ 134, do bệnh gan đứng thứ 153, do bệnh phổi đứng thứ 166...
Con số này là xếp hạng trên tổng số 172 quốc gia. Như vậy có thể thấy tỷ lệ tử vong do các bệnh trên ở Nhật đứng gần chót. Vì thế, người Nhật được coi là biểu tượng của việc sống khoẻ, sống thọ, được các nước trên thế giới học hỏi.
Theo các nhà nghiên cứu, sức khoẻ và tuổi thọ của người Nhật là kết quả của một quá trình thực hành lối sống lành mạnh, bao gồm những bí quyết 0 đồng sau:
1. Đi bộ
Người Nhật thích đi bộ hoặc đi xe đạp, và người Nhật coi đi bộ là phương tiện giao thông tiết kiệm và tiện lợi, ngay cả khi mất nhiều thời gian hơn.
Taxi ở Nhật được chia thành nhiều hạng, có thể gọi theo hạng tùy theo nhu cầu, tuy nhiên, một số người lại ngại chọn taxi vì chi phí cao. Ví dụ, nếu mất 8 phút đi ô tô và nửa giờ để đi bộ đến một địa điểm, nhiều người Nhật sẽ chọn đi bộ.
Trẻ em Nhật Bản về cơ bản đi bộ đến trường, và có rất ít người lái xe đến trường ở trường đại học. Xe đạp là phương tiện giao thông rất phổ biến ở Nhật Bản và là lựa chọn hàng đầu cho các chuyến du lịch.
Nhân viên văn phòng Nhật Bản dành nhiều thời gian đi lại mỗi ngày, và với sự phát triển của phương tiện giao thông công cộng, họ dành trung bình một hoặc hai giờ đi bộ, xe điện và xe đạp mỗi ngày. Một cuộc khảo sát đã phát hiện ra rằng thời gian đi làm trung bình ở Nhật Bản càng dài thì khả năng người dân mắc các bệnh về đĩa đệm càng thấp, nguyên nhân là do để giữ thăng bằng trên xe điện lắc lư, cơ thể cũng phải rèn luyện thân thể và tăng tốc tiêu thụ calo.
Nhật Bản có nhiều đồi núi và một số con đường cần phải lên dốc và xuống dốc. Vì vậy, đối với người Nhật, việc đi lại không chỉ đơn giản là đi bộ mà là leo lên leo xuống, đây còn là một loại hình thể dục vô hình tốt.
2. Tắm nắng
Tắm nắng là thói quen tốt dành cho cơ thể vì ánh nắng kích thích cơ thể tổng hợp vitamin D, vốn là một vi chất có rất nhiều giá trị cho cơ thể. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn cũng có thể giúp tăng lượng canxi và phốt pho, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
Tắm nắng cũng được coi là bài thể dục hữu hiệu cho tim. Ánh nắng mặt trời làm tăng lưu thông máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ oxy ở cơ tim, giúp điều hòa huyết áp, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, tắm nắng cũng cần đúng cách mới có thể khỏe mạnh và sống lâu. Thời điểm tắm nắng an toàn là 7-9 giờ sáng đối với mùa đông, 6h30-7h30 sáng đối với mùa hè và không nên tắm nắng quá 30 phút.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người không nên phơi nắng trong cửa kính vì sẽ không đạt được hiệu quả. Ngoài ra, vẫn phải áp dụng biện pháp chống nắng như: Xoa kem chống nắng, đeo kính râm.
3. Giữ tinh thần lạc quan
Một tâm trạng tốt là yếu tố quan trọng đối với một sức khỏe tốt. Nếu tinh thần của bạn đã quá mệt mỏi, tâm trạng xuống dốc thì rất có thể sức đề kháng của cơ thể sẽ bị giảm sút, dễ dẫn đến một số bệnh tật.
Stress cũng gây những tác hại nghiêm trọng cho các bộ phận trong cơ thể. Những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe này có thể bao gồm: tăng nguy cơ mắc bệnh tim, các vấn đề về đường ruột, suy giảm nhận thức.
Thậm chí, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, stress mãn tính có thể kích hoạt một cơ chế thúc đẩy sự phát triển của các tế bào gốc ung thư có chức năng tạo ra khối u.
Do đó, các chuyên gia khẳng định duy trì tâm trạng vui vẻ, thái độ tích cực và ít lo lắng sẽ rất có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ.
4. Học cách thức giấc "chậm"
Với những người Nhật bị cao huyết áp và bệnh tim, trước khi rời khỏi giường sẽ thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng ngay trong tư thế nằm. Các vận động nhẹ này giúp kéo giãn cơ và xương, làm tuần hoàn máu của họ được thông suốt.
Phương pháp này cũng có thể ngăn ngừa chứng thiếu máu não so với việc đột ngột bật dậy khỏi giường.