Zika tại Khánh Hòa không liên quan đến muỗi biến đổi gen

Lệ Nam |

Thông tin về hai người dân bị nhiễm vi rút Zika trong đó có 1 người sống tại Khánh Hòa khiến người dân vô cùng lo lắng.

Trước đó, tại Brazil đã dấy lên lo ngại dịch Zika xảy ra trùng với những vùng mà trước đây nước này đã thả muỗi biến đổi gen nhằm mục đích khống chế dịch sốt rét, sốt xuất huyết.

Cho đến nay, thông tin muỗi biến đổi gen gây ra virus Zika vẫn chưa được kiểm chứng và có thông tin thuyết phục.

Đến nay, tại Việt Nam cũng rơi vào vùng dịch ở Khánh Hòa - là nơi được chọn để triển khai thí điểm thả muỗi Wolbachia.

Trước đó, ngày 30/3, có 4 người ở Khánh Hòa nghi ngờ dương tính với virus Zika nhưng sau đó kết quả kiểm nghiệm của viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương là âm tính.

Còn với hai trường hợp mới này, xét nghiệm giải trình gen thì virus Zika cùng chủng với virus đang lưu hành ở Asean và Trung Quốc.

Trước nhiều băn khoăn về loại muỗi biến đổi gen và mối liên quan tới virus Zika không, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã khẳng định không có mối liên quan nào.

Thứ trưởng Long nói thêm nhờ có muỗi Wolbachia, trong năm 2015, dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh tại Khánh Hòa trong khi tại đảo Trí Nguyên chỉ có 1 trường hợp sốt xuất huyết nhưng không phải người dân bị muỗi đốt tại đảo mà có thể do từ đất liền vào.

Hiện Trung Quốc thả mỗi tuần 20 triệu con muỗi biến đổi gen để khống chế Zika và sốt xuất huyết. Còn tại Việt Nam, chúng ta đang đi từng bước rất thận trọng, kết quả có đánh giá của các tổ chức quốc tế.

Hiện nay, Bộ Y tế đang cùng với Khánh Hòa xem có thí điểm thả muỗi này trên đất liền để khống chế dịch sốt xuất huyết hay không.

Nhóm nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hợp tác với Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế tỉnh Khánh Hoà và các nhà khoa học của Đại học Monash (Australia) bắt đầu nghiên cứu về vi khuẩn Wolbachia, được triển khai trên địa bàn đảo Trí Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Vi khuẩn Wolbachia tồn tại sẵn trong tự nhiên, được tìm thấy ở trên 60% loài côn trùng sống gần gũi xung quanh con người như ruồi giấm, muỗi nâu, châu chấu, bướm, chuồn chuồn…

Khi được gây nhiễm trên muỗi vằn, nó có khả năng khống chế sự phát triển của vi rút Dengue và một số vi rút khác trong cơ thể muỗi và hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi rút sang con người khi bị muỗi đốt.

Muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia giống như đã được “tiêm vắc-xin” phòng bệnh Sốt xuất huyết Dengue (không truyền bệnh sang cho con người) và các con muỗi cái lại truyền vi khuẩn Wolbachia sang các thế hệ sau.

Một điều quan trọng đáng nói ở đây là muỗi mang vi khuẩn Wolbachia hoàn toàn không phải là muỗi biến đổi gen vì hệ thống gen của muỗi không hề bị thay đổi cũng như không có bất cứ sự can thiệp nào vào gen của muỗi.

Đây được đánh giá là phương pháp an toàn cho con người, động vật và môi trường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại