Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí PLOS One.
Nó chỉ ra rằng, một loại chất béo bão hòa được tìm thấy trong cá và một số thực phẩm hàng ngày giàu chất béo lại có thể hỗ trợ việc đảo ngược hội chứng chuyển hóa, hay còn gọi là tiền tiểu đường.
Ở người, hội chứng chuyển hóa được xác định bởi mức độ đường trong máu cao, huyết áp cao, và vòng eo lớn hơn 102cm (>40 inch) đối với nam giới, lớn hơn 88cm (>35 inch) đối với nữ giới - là một tiền thân của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường hay đái tháo đường đang là một đại dịch toàn cầu, với 347 triệu người mắc trên toàn thế giới. 50-80% người tiểu đường tử vong vì biến chứng tim mạch.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, cá heo có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng giống tiểu đường, nghiên cứu cũng cho thấy cá heo có thể làm tăng quá trình chuyển hóa chất này.
Stephanie Venn-Watson, trưởng nhóm nghiên cứu và cũng là giám đốc nghiên cứu lâm sàng cho tổ chức phi lợi nhuận National Mammal Foundation Marine (NMFM) lý giải khả năng kì lạ nêu trên của cá heo là bởi loài cá này chỉ ăn cá và mực biển.
"Ở Mỹ, cứ 3 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc hội chứng chuyển hóa, và nếu chúng ta có thể hiểu làm cách nào cá heo lại đảo ngược được mức độ phát triển của hội chứng này thông qua chế độ ăn uống của chúng, thì thật tuyệt vời.
Khi đó, đây có thể là bước tiến đầu tiên trong việc tìm ra cách làm thế nào để loại bỏ một số chất béo thực sự có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta", Stephanie Venn-Watson nói.
Bà Watson cũng cho biết thêm: "Đã có một vài nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn nhiều cá giúp bạn tránh được sự phát triển của chứng chuyển hóa, nhưng các cuộc nghiên cứu khác không có sự thuyết phục về điều này.
Vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu các loại cá mà cá heo ăn và những loại chất béo chúng nhận được từ những con cá, để xem liệu chế độ ăn nhiều cá có hiệu quả không".
Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu đo lượng axit béo trong máu của 49 con cá heo có tên trong Chương trình Hải quân động vật biển San Diego (được huấn luyện để phát hiện mìn) và 19 con cá heo hoang dã ở Sarasota, Florida.
Sau đó, họ nghiên cứu quá trình ảnh hưởng của 55 loại axit béo (từ cả cá ốt vảy, mực, cá đối) tới mức insulin trong cơ thể cá heo.
Sau 6 tháng nghiên cứu, họ phát hiện một loại axit béo bão hòa bị đẩy ra ngoài. Nó được gọi là axit heptadecanoic (C-17).
Và khi các nhà nghiên cứu cho những chú heo có dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa ăn các loại cá có chứa nhiều loại axit bão hòa này thì mức insulin, triglycerides và ferritin trong máu trở lại bình thường.
Vậy, tại sao chúng ta lại cần quan tâm tới nghiên cứu này?
Trong nhiều năm qua, chất béo bão hòa đã được liệt vào danh sách "tránh sử dụng" của hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng.
Nhưng những kết quả từ nghiên cứu của Watson có thể cho thấy rằng việc loại bỏ của một số loại chất béo khỏi chế độ ăn uống của con người có thể gây tác dụng ngược lại.
C-17 là chất béo có phổ biến trong chế độ ăn uống của cá heo, chất này có trong các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa và bơ, nhưng được loại bỏ khi chúng ta xử lý thành thực phẩm không có chất béo.
Bà Watson cho rằng: "Ngày càng có nhiều bằng chứng mới cho thấy rằng không phải tất cả các chất béo đều có hại cho chúng ta".
"Chúng tôi khuyến khích mọi người ăn thật nhiều bơ, nhưng nghiên cứu này có thể cho thấy rằng chúng ta đang không nhận được đủ mức độ của C-17 như trước đây", bà nhấn mạnh.
Nếu sự thiếu hụt axit béo ở người gây ra tác dụng tương tự như ở cá heo, thì việc thiếu chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể đóng một vài trò quan trọng trong đại dịch tiểu đường trên thế giới.
Watson thừa nhận rằng sự liên hệ giữa cá heo với chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường của con người vẫn là một suy luận của nhóm nghiên cứu.
Tuy nhiên, NMMF đã hợp tác với các bệnh viện của trẻ em trên khắp nước Mỹ để tiếp tục nghiên cứu xem liệu trẻ em mắc hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường có mức C-17 ở mức thấp hay không.
* Dịch và tham khảo từ nhiều nguồn