Ung thư vòm họng là một dạng u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng (phần cao nhất của họng, có hình vòm).
Đây là căn bệnh rất nguy hiểm bởi nó rất khó phát hiện nhưng lại có những diễn biến rất nhanh khiến cho người bệnh trở tay không kịp.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng so với các bệnh ung thư khác là khá cao. Trong số đó có đến 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị dành lại sự sống cho bệnh nhân hiệu quả rất thấp.
Rất nhiều người lo lắng nếu không may mắc ung thư vòm họng thì diễn biến của bệnh sẽ như thế nào, cơ hội sống được bao lâu? Những điều dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó.
1. Các giai đoạn của ung thư vòm họng
- Giai đoạn 1: Ung thư vòm họng thường bắt đầu ở dây thanh âm và sau đó tiến đến hộp thoại. Trong giai đoạn 1, khối u vòm họng chỉ rất nhỏ, kích thước đo được không quá 2,5 cm.
Đây là giai đoạn ban đầu nên khối u chưa lây lan đến các hạch bạch huyết, cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân là rất lớn nếu được phát hiện và điều trị ngay lập tức.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn 2 vẫn được xem là giai đoạn đầu của ung thư vòm họng nhưng khối ung thư đã tăng lên đến 5 – 6cm.
Cơ hội phục hồi bệnh còn khá tốt nếu như ung thư chưa lây lan sang các hạch bạch huyết, và vẫn còn trong họng hoặc thanh quản.
- Giai đoạn 3: Khối u ung thư đã phát triển và đã bắt đầu lan tràn đến các khu vực xung quanh, kích thước của khối u đã tăng lên.
Ở giai đoạn này, nếu khối u vẫn còn nhỏ, thì có thể loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật. Một số bác sĩ vẫn cho rằng giai đoạn 3 là vẫn sớm và có thể điều trị được bằng cách kết hợp hóa trị và xạ trị.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng của ung thư vòm họng.
Khối u ung thư đã lan đến môi và miệng và làm phá hủy các hạch bạch huyết và có thể lây lan đến các hạch bạch huyết nằm ở phía bên kia. Mỗi hạch bạch huyết có thể có khối u lớn tới 6 cm. Biểu hiện của giai đoạn cuối là xâm lấn và di căn.
2. Tiên lượng sống của ung thư vòm họng qua từng giai đoạn:
Theo dữ liệu của từ AJCC năm 2010, tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng tại Mỹ hiện nay như sau:
Giai đoạn 1: 72%
Giai đoạn 2: 64%
Giai đoạn 3: 62%
Giai đoạn 4: 38%
Việc tiên lượng của các bác sĩ là dựa vào khoảng thời gian sống trung bình của một nhóm người. Điều này không tuyệt đối đúng với từng người bệnh vì mỗi người có một thể trạng khác nhau.
Có người cùng ở giai đoạn đó, cùng dạng ung thư đó nhưng người này chỉ sống được 6 tháng, người khác lại sống được cả 5 - 6 năm cũng là chuyện bình thường.
Vì vậy, điều quan trọng nhất là bệnh nhân nên lạc quan chữa bệnh. Sự lạc quan cũng là một liều thuốc giúp bệnh nhân sống lâu hơn.