Hàng năm, cứ đến tháng 9, tháng 10 âm lịch là lòng người lại rộn ràng chờ đón những món ăn thơm nức lòng từ rươi.
Vì rươi là món đắt, hiếm, lại chỉ xuất hiện có có vài ngày trong năm rồi hết hẳn, nên rươi là món không hẹn lại lên ai cũng cố ăn dù chỉ một lần kẻo mùa rươi qua lại phải chờ đến mùa sau.
Cũng có nhiều gia đình gắng tích trữ rươi đông lạnh để ăn dần quanh năm cho đã cơn thèm.
Tuy là món ăn bổ dưỡng nhưng nhiều người cũng biết rằng món ăn này cũng chứa những hiểm họa nếu không biết cách chế biến, bảo quản.
Rươi – món ăn bổ dưỡng nhưng nhiều hiểm họa
Rươi là loài sống ở đấy nước cùng bùn cát, do đó không tránh khỏi việc chúng bị nhiễm những chất độc từ chính môi trường mà chúng sinh sống, nhất là ở khu vực nước bị ô nhiễm nhiều.
Đặc biệt, khi chết, rươi rất dễ bị phân hủy, sinh ra nhiều độc tố. Do đó ăn phải rươi chết sẽ bị ngộ độc, sình bụng, khó tiêu, tiêu chảy cấp, nặng nề hơn là nguy hiểm tới tính mạng.
Rươi cũng như các loài nhuyễn thể dưới nước thường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli, gây tiêu chảy, đường ruột nếu chế biến không cẩn thận, đúng cách.
Ngoài ra, khi sơ chế, cần phải loại bỏ những con rươi đã chết vì rươi chết dễ sinh độc tố, gây tiêu chảy cấp, ngộ độc cho người ăn.
Hơn nữa, do rươi giàu đạm nhưng chất đạm của rươi không giống với chất đạm của các thực phẩm khác như bò, lợn, gà nên có thể gây dị ứng cho người ăn. Nếu bạn đã từng bị dị ứng khi ăn rươi 1 lần rồi thì không nên thử lại lần thứ 2.
Chính vì vậy, khi ăn rươi người ta thường cho thêm vỏ quýt. Vỏ quýt không chỉ là gia vị tạo mùi cho món rươi thêm thơm ngon mà nó còn có tác dụng phòng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có thể gặp phải khi ăn rươi.
Chả rươi.
Những người phải thận trọng khi ăn rươi
Người có cơ địa dị ứng:
Những người có cơ địa dị ứng hoặc đã từng dị ứng với những món ăn giàu đạm cần thận trọng khi ăn rươi. Nếu muốn ăn, bạn nên thử từng chút một để xem phản ứng của cơ thể trước đã nhé.
Phụ nữ có thai:
Vì những mối nguy hiểm đã phân tích ở trên nên phụ nữ có thai cũng nên thận trọng khi ăn rươi.
Hơn nữa, đây là món giàu đạm nên đồng thời cũng gây khó tiêu, đầy bụng không có lợi cho tiêu hóa, vì vậy, bà bầu không nên ăn vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
Trẻ em:
Nếu muốn cho trẻ ăn rươi, cha mẹ cần thận trọng vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Nếu ăn nhiều rươi, trẻ có thể gặp nguy cơ về đường tiêu hóa và dị ứng, đồng thời nếu việc chế biến không đảm bảo có thể gây ngộ độc nguy hiểm cho trẻ.
Chú ý: Khi ăn rươi, nếu thấy bị nổi ban, đau đầu, nôn ói, tiêu chảy… bạn cần phải ngay lập tức tới bệnh viện. Không tự điều trị tại nhà vì bạn có thể không lường trước được mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Dự trữ rươi trong tủ lạnh thế nào cho an toàn?
Nhiều người có thói quen dự trữ nhiều rươi trong tủ lạnh để ăn quanh năm. Việc này có thể làm được nếu bạn tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Rươi dùng để cấp đông phải thực sự tươi, sống, sơ chế sạch sẽ trước khi cấp đông.
- Khi sử dụng phải chú ý khâu rã đông: Nên chuyển rươi cấp đông xuống ngăn mát để rã đông dần, không rã đông bằng lò vi sóng hay ngâm nước lạnh vì dễ khiến rươi nhiễm khuẩn nguy hiểm.
- Không bảo quản rươi trong ngăn đá quá lâu.