Rận mu là gì và mức độ gây hại cho người đến đâu?

Nhắc đến bệnh xã hội, không thể quên chứng bệnh rận mu. Đây là bệnh ngoài da có tính lây truyền cũng là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do một loại kí sinh trùng gây nên.

Rận mu là gì?

Rận mu rất nhỏ, màu vàng hung, kích thước khoảng 1,5-2mm, chân có móc. Tùy vào hình thái và bộ phận kí sinh mà phân làm 3 loại:

Rận tóc: kí sinh trên tóc người.

Rận cơ thể: kí sinh ở quần lót.

Rận mu: kí sinh ở lông mu.

Rận tóc và rận cơ thể chủ yếu lây truyền qua việc dùng chung chăn gối hoặc tiếp xúc bên ngoài qua các hoạt động tập thể.

Rận mu thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, nó có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như trong quan hệ tình dục, mặc chung quần lót, áo lót của người có rận mu, dùng chung chăn, màn, khăn tắm.

Rận mu thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, nó có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như trong quan hệ tình dục, mặc chung quần lót, áo lót của người có rận mu, dùng chung chăn, màn, khăn tắm.

Rận mu chủ yếu kí sinh ở lông mu ngoài bộ phận sinh dục , lông xung quanh hậu môn, qua quan hệ tình dục của những người khác giới hoặc đồng giới bệnh đều lây truyền cho đối phương.

Rận mu cũng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc, nách. Ngoài ra rận có thể trú trong áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn bông nhiễm mầm bệnh.

Sức sinh sản và tồn tại của rận mu rất mạnh, mỗi hôm có thể sinh sản ra 40 đến 50 con.

Các triệu chứng chủ yếu của bệnh rận mu gồm:

Ngứa, thường là các khu vực có lông hay tóc. Do cơ thể quá mẫn với nước bọc của rận mu nên cơn ngứa có thể trở nên dữ dội hơn trong hai hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh.

Nơi chúng hút máu thường xuất hiện nốt mẩn đỏ, chấm đỏ và gây ngứa rất khó chịu. Cũng có thể quan sát thấy trứng và rận mu bám trên cơ thể bằng mắt thường.

Ở một số bệnh nhân xuất hiện những chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu, các chấm này có thể kéo dài trong nhiều ngày.

Ngoài ra, có thể thấy hạch vùng bẹn sưng, đau.

Ảnh hưởng của bệnh rận mu tới sức khỏe con người:

Bệnh rân mu dù không chữa trị thì cũng không có những nguy hại nhanh chóng, nhưng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sắt, máu, bệnh sẽ phát  triển rất chậm.

Bệnh sẽ không tự khỏi, bởi nơi mà côn trùng rận mu cư ngụ là cơ thể con người. Rận mu sẽ không bao giờ tự rời bỏ nơi cư ngụ của mình, cho nên sau khi bị lây nhiễm rận mu nên nhanh chóng lựa chọn một phương pháp điều trị hiệu quả nhất, để tránh tạo thành vết loét.

Do rận mu tồn tại nhờ vào việc hút máu của con người nên chúng có thể lây các bệnh khác, không tránh được việc lây nhiễm bệnh gan. Vì vậy, nếu phát hiện mình bị bệnh rận mu nên nhanh chóng điều trị.

Phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh rận mu

Rận mu thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, nó có thể lây từ người này sang người khác. Cách phòng tránh bệnh rận mu tốt nhất là không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật nhất là vào mùa nắng nóng.

Khi bị bệnh cần làm sạch nơi ở để loại bỏ rận. Dùng thuốc DEP để diệt rận. Có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả (dầu hôi) chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt.

Ngoài ra có thể dùng thuốc trừ sâu hữu cơ Cypermethyl hoặc Pyrethrin (cúc trừ trùng) trong các bình xịt muỗi. Bên cạnh đó cần sinh hoạt tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại