Đi 6 bệnh viện để tìm ra kết quả ung thư
Chúc tôi gặp chị Kim Oanh khi chị đã bước sang tuổi 53. Chị Kim Oanh rất thoải mái kể lại: “Chị mong nhiều người mắc bệnh như mình được điều trị khỏi bệnh. Đến giờ, chị hoàn toàn khỏe mạnh và thoải mái trong mọi mối quan hệ”.
Chị Kim Oanh bắt đầu kể lại câu chuyện về bệnh tật của mình. Đầu năm 2011, khi đó chị 49 tuổi (tính theo tuổi mụ) chị đang khỏe mạnh bình thường. Mỗi lần đi tắm, khi thoa sữa tắm lên vùng ngực chị Kim Oanh thấy một bên ngực của chị có khối u nhỏ chừng hơn 1cm. Chị nắn nắn thấy khối u rắn như đá. Lúc đầu chị còn tưởng muỗi cắn. Chị Kim Oanh lo ngại nên đã đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ sờ vào khối u bảo đây là xơ hóa tuyến sữa nên không có gì đáng lo.
Chị Kim Oanh quên hẳn cái khối u đó một thời gian cho đến khi chị xuống TP.HCM chơi thăm người thân. Chị đi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe toàn diện. Tại đây, các bác sĩ cho chị biết “khối u rất nhỏ nhưng họ cảm thấy không yên tâm về khối u này lắm nên khuyên chị nên đi kiểm tra lại vùng ngực”.
Ngay sau đó, chị Oanh đi siêu âm, chụp nhũ ảnh, sinh thiết… Chị làm tất cả các xét nghiệm lâm sàng liên quan đến ung thư để xem bệnh gì. Chị nhớ lại: “Tôi đi tới 6 bệnh viện, ra cả Bệnh viện K Hà Nội và kết quả là tôi bị ung thư vú giai đoạn 2. Tuy nhiên, khối u nằm cách xa nhũ hoa nên tôi được các bác sĩ mổ bảo tồn”. Theo đúng phác đồ điều trị, chị Kim Oanh sẽ phải tiến hành truyền hóa chất và xạ trị trong một thời gian dài để tiêu diệt khỏi các tế bào ung thư.
Chị Kim Oanh đã từng bước chiến thắng căn bệnh ung thư vú
Khi biết tin mình bị ung thư, lúc đầu chị Kim Oanh cũng hơi bối rối vì ba chị trước đó đã mất vì căn bệnh ung thư phổi. Chị vào viện mổ, những ngày đó, chị Kim Oanh chứng kiến bao nhiêu người chết vì bệnh ung thư. Điều khiến chị cảm thấy sợ hãi nhất là nhiều người không chịu nổi hóa chất. Họ chỉ truyền được vài mũi rồi không chết vì ung thư mà chết vì không chịu được các mũi truyền hóa chất.
“Tôi nhìn thấy họ đi ra từ phòng truyền khi vào thì khỏe nhưng đi ra không nổi, con cái phải bế lên. Có những người da dẻ nhợt nhạt, môi trắng bệch đi ra từ phòng xạ trị mà tôi thấy sợ. Tôi không sợ ung thư mà tôi thấy sợ phải sống như kiểu của họ. Truyền hóa chất rồi quay sang mệt lử vì nó. Tóc thì rụng hết. Tôi quả quyết sống như thế này thì khổ lắm, sống như thế này thà chết cho xong. Hai người đồng nghiệp của tôi bị ung thư cũng đã chết dù hóa, trị liệu rất nhiều lần. Một chị bị ung thư ngực như tôi cũng không qua khỏi sau khi hóa trị” - chị kể lại.
Chị Oanh nhớ, hôm đó theo đơn của bác sĩ, chị Kim Oanh đi mua hai viên thuốc chờ đến 8h vào hóa trị. Nhưng đến 7h30 chị nhìn thấy bác sĩ kéo lê một bà bệnh nhân ra, bà ấy mệt không biết gì nên chị quyết định ngay không làm hóa trị nữa.
Khi bỏ bệnh viện ra về, bác sĩ còn thông báo “Nếu cô về thì chỉ được hơn 1 năm khối u tái phát hoặc nặng hơn thì bác sĩ không chịu trách nhiệm”. Nghe thế, chị Kim Oanh đành nói “Tôi cảm ơn bác sĩ nhưng tôi sẽ tự quyết định vận mệnh của mình”.
Tự tìm thuốc thảo dược và chữa bằng thảo dược
Ngay sau khi ở bệnh viện về, chị Kim Oanh lên mạng tìm hiểu về các loại thảo dược điều trị cho ung thư. "Người ta thường nghe nói ung thư ghê gớm lắm, ung thư là chết nhưng chị nghĩ mình cũng nhiều tuổi rồi, nếu ông trời bắt đi thì cũng vui vẻ mà ra đi chứ đau buồn làm chi. Chị không nghĩ gì về nó cả” - Chị kể.
Có lẽ nhờ tâm lý thoải mái như thế, chị Kim Oanh dần dần chiến thắng được căn bệnh ung thư.
Chị Kim Oanh không nhớ rõ mình đã sử dụng biết bao nhiêu loại thuốc đông y nhưng sau này, chị tìm được một địa chỉ của vị bác sĩ chuyên về thảo dược nên chị chỉ theo ông ấy và lấy thuốc của ông cho đến khi khỏi bệnh. Thành phần của thuốc chị Kim Oanh nhớ là có bá chi liên, bạch hoa trà thạch thảo.
Ngoài thuốc của bác sĩ cho, chị Kim Oanh uống thêm nấm linh chi tươi sắc nước, bột tam thất. Nhưng bột tam thất nóng nên chị sử dụng rất ít. Trong ăn uống, chị Kim Oanh ăn thêm nhiều thức ăn bổ như yến sào. Mỗi tháng chị mua khoảng 1 lạng yến về và sử dụng trong tháng.
Hàng ngày, chị Kim Oanh vẫn sử dụng cây dừa cạn để sắc nước uống. Theo như các bác sĩ dừa cạn có tác dụng kìm tế bào nên chị Oanh nước sắc từ dừa cạn uống hàng ngày thay nước lọc. Nước từ dừa cạn rất dễ uống mà dễ trồng, sẵn có ở nhiều nơi - chị Kim Oanh chia sẻ.
Tính ra chi phí chị tự điều trị còn rẻ hơn rất nhiều so với thực hiện điều trị tây y.
Cây dừa cạn có thể giúp điều trị ung thư vú.
Từ đó đến nay đã hơn 3 năm chị Oanh vẫn khỏe mạnh. Chị đi kiểm tra lại ở nhiều bệnh viện người ta không thấy khối u nữa. Ngay cả bác sĩ đã từng cảnh báo chị cũng bắt tay chúc mừng chị đã thành công.
Hàng năm cứ ba tháng chị đi kiểm tra sức khỏe, mọi chẩn đoán đều không có gì bất thường. Năm ngoái, chị Kim Oanh và chồng ra nước ngoài là Thái Lan và Singapore kiểm tra nhưng kết luận chẩn đoán đều rất tốt.
Chị Kim Oanh kể: “Đến giờ mẹ chị cũng không hay biết chị từng bị ung thư. Chỉ vì chị sợ mẹ lo lắng cho con".
Bác sĩ Phạm Đình Tuần – Khoa Nội Trung tâm Y tế lao động Bộ Nông nghiệp và PT NT cho biết dừa cạn (Cathanrathus Roseus G.Don, Apocinaceae) mọc và được trồng rất phổ biến ở Madagasca, Việt Nam…
Cây có chứa các hoạt chất: vinblastine, vincristine. Là những hoạt chất có giá trị kinh tế cao: Vinblastine có giá 1.000.000 USD/kg,Vincristine có giá 2.000.000 USD/kg. Các hoạt chất này được sử dụng để điều trị ung thư bạch cầu, ung thư tinh hoàn, ung thư vú, ung thư phổi, sarcoma Kaposi(Crag et Newman, 2005).
Theo kinh nghiệm dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc, có nơi dùng thân và lá phơi khô sắc uống để thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ, tiểu ít và làm thuốc điều kinh. Ở nam châu Phi, người dân dùng trị bệnh đái tháo đường. Có nơi dùng chữa tiêu hóa kém và lỵ.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu chiết xuất từ cây dừa cạn hai alkaloid Vinblastin và Vincristin, là những chất ức chế mạnh sự phân bào. Các alkaloid này liên kết đặc hiệu với Tubulin, là protein ống vi thể ở thoi phân bào, phong bế sự tạo thành các vi ống này và gây ngừng phân chia tế bào ở pha giữa. Ở nồng độ cao, thuốc diệt được tế bào, còn ở nồng độ thấp làm ngừng phân chia tế bào.
Ngoài ra cao dừa cạn còn có tác dụng hạ huyết áp, ngăn cản sự phát triển của thai trên động vật mang thai và kháng một số chủng nấm gây bệnh.
Tuy nhiên, bác sĩ Tuần cho biết để sử dụng cây dừa cạn hiệu quả thì không nên phơi trực tiếp ngoài trời nắng to. Có thể sao theo nguyên tắc âm can của Đông Y hoặc nếu phơi nên chọn trước lúc 9h sáng vào mùa hè và 11h trưa vào mùa đông vì hầu hết các Alkaloid từ thực vật không bền vững bởi ánh sáng và nhiệt độ cao.
Nếu tự ý dùng theo kiểu dân gian mà phơi nắng cho khô hay kiểu ninh thuốc Bắc thì thực tế các chất mà họ kỳ vọng có hiệu quả chắc chắn sẽ bị phân hủy hết.