Những sai lầm tuyệt đối không được mắc khi ăn vải

Thái Phong (T.H) |

Có một nghịch lý là quả vải ngày nay không được ưa chuộng nhiều vì cho rằng ăn vải gây nóng, mụn nhọt, dễ ngộ độc trong khi các y văn lại đánh giá cao công dụng của loại quả này.

Quả vải, còn gọi là quả lệ chi, vốn nổi tiếng trong lịch sử và được coi là loại quả quý không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn có nhiều công dụng trong việc làm đẹp, chữa bệnh.

Có một nghịch lý là loại quả này ngày nay không được ưa chuộng nhiều vì bị cho rằng ăn vải gây nóng, mụn nhọt, dễ ngộ độc.

Thực hư về công dụng và tác hại của quả vải thế nào? Phải ăn vải thế nào để tránh được những tác hại và tận dụng hết những công dụng quý của loại quả này? Câu hỏi đó không phải ai cũng trả lời được.

1. Công dụng của quả vải:

Vải là loại quả rất giàu chất dinh dưỡng. Phân tích thành phần hóa học của phần thịt quả vải người ta thấy có chất đường (chủ yếu là glucoza chiếm 66%), protein, chất béo, vitamin C, A,B, axit xitric...

Trong hạt vải (lệ chi hạch) có chất tanin, độ tro, độ ẩm, chất béo được sử dụng trong đông y để làm thuốc.

NHững cây thuốc và vị thuốc việt nam
GS.TS Đỗ Tất Lợi
Trong tài liệu cổ người ta cho rằng áo hạt có vị ngọt, chua, tính bình hay ôn, không có độc. Có tác dụng nuôi huyết, làm hết phiền khát, tiêu thũng, chữa những bệnh mụn nhọt, ăn nhiều đẹp nhan sắc...

Hạt vải (lệ chi hạch) cũng là một vị thuốc được dùng từ lâu đời. Theo tài liệu cổ, lệ chi hạch có vị ngọt, chát tính ôn, không có độc. Có tác dụng tán hàn, thấp kết khí, là thuốc chữa âm nang sưng đau (thoát vị). Còn dùng để chữa ỉa chảy ở trẻ em.

2. Vì sao ăn vải hay bị nóng, mụn nhọt, ngộ độc?

Cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của giáo sư Đỗ Tất Lợi ghi lại quan điểm của tài liệu cổ về tính chất của quả vải là tính bình hay ôn, không có độc.

Tuy nhiên, cuốn sách này cũng ghi nhận một quan điểm khác của tác giả cổ cho rằng ăn nhiều vải thì sẽ phát nhiệt, chảy máu cam và đau răng (tác giả Mậu Hy Ung và Hoàng Cung Tú).

Nhiều tài liệu khác ghi nhận rằng ăn nhiều vải sẽ khiến gan sinh hỏa, đau rát lưỡi họng, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến buồn nôn, hoa mắt chóng mặt hay chân tay mỏi rã rời...

Cũng theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, một số người ăn quả vải bị ngộ độc với những triệu chứng người nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy, khó thở huyết áp hạ...

Thực ra, những triệu chứng này gây ra không phải do bản thân quả vải mà là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường thấy ở núm những quả vải chín quá , dập nát, ủng thối. Hàm lượng đường, pH, axit trong quả vải là môi trường cần thiết cho nấm phát triển.

3. Những sai lầm khi ăn vải:

- Ăn quá nhiều: Vì những tác hại của quả vải được ghi nhận ở trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng không nên ăn quá nhiều vải trong một thời điểm nhất định, nhất là đối với phụ nữ mang thai.

Lượng ăn khuyên dùng cho người lớn là không quá 10 quả một lần ăn. Trẻ em không quá 3 - 4 quả 1 lần ăn và cần giám sát chặt chẽ bởi trẻ em có thể hóc hạt vải rất nguy hiểm.

- Bỏ màng trắng bao quanh quả vải: Có một cách ăn vải hạn chế bị nóng trong, mụn nhọt mà ít người biết đến, đó là khi ăn không nên bỏ màng trắng bao quanh quả vải.

Màng trắng này sẽ giúp hạn chế sinh nhiệt, sinh hỏa, tuy rằng vị nó hơi chát và khó ăn.

- Ăn khi đói: Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều đường trong một thời gain ngắn có thể gây say với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.

Thời điểm tốt nhất để ăn vải là sau bữa ăn, bởi lúc này cơ thể đã tích lỹ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn vải không sợ say và không sợ nóng.

- Ăn quả vải khi bị tiểu đường: Quả vải tươi chứa một hàm lượng đường cao. Khi người bệnh tiểu đường ăn vải sẽ khiến gan không chuyển hóa hết được frucotose. Lúc đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.

Đồng thời, lượng đường cao trong quả vải sẽ tạo cảm giác no khiến cho người ăn không muốn ăc các loại tinh bột khác. Điều này sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết rất nguy hiểm cho người bị bệnh tiểu đường lẫn người bình thường.

- Ăn vải khi đang bị bệnh tích nhiệt, mụn nhọt: Theo quan niệm dân gian, quả vải vốn có tính nóng có thể gây ra mụn nhọt và khiến người bị bệnh nhiệt càng thêm trầm trọng.

Ngoài ra, những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, đang bị bệnh thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, lẹo mắt... cần hạn chế ăn vải.

Xử lý ngộ độc do ăn vải:

- Do vải có khả năng nhiễm nấm độc Candida tropicalis nên khi ăn tuyệt đối không ăn những quả dập nát, ủng thối.

Trước khi ăn nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc.

- Nếu gặp hiện tượng say vải, nên uống một cốc nước đường để cải thiện sức khỏe, bù đắp lượng đường do insuline trong cơ thể đã tăng lên để hạ nồng độ đường trong máu xuống quá mức.

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại