Nguy hiểm rình rập từ thớt thái thức ăn

Phương Vũ |

Nguy hiểm rình rập từ thớt thái thức ăn mà chính bạn không ngờ tới. Hãy sử dụng thớt khoa học và luôn vệ sinh sạch sẽ để giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình bạn

Nguy hiểm rình rập từ thớt thái thức ăn

Đã bao giờ bạn tự hỏi, thớt thái thực phẩm có thể mang đến những tác hại tới sức khỏe của bạn?. Sự thực là khi sử dụng sản phẩm này, bạn cần hết sức thận trọng, vì nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy hại.

Nguy hiểm rình rập từ vật liệu làm thớt

Hiện nay, thớt có nhiều chất liệu phong phú. Ngoài tre và gỗ truyền thống, thớt ở thị trường hiện nay được tạo thành từ nhiều loại hợp chất như: Thủy tinh, đá, đá cẩm thạch, nhựa...

Nhiều người vẫn yêu thích thớt gỗ vì nó bền, không hại dao nhanh. Tuy nhiên, chính loại vật liệu này lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm.

Ngoài những loại có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng còn xuất hiện những loại không nguồn gốc, thực chất đó là sản phẩm được các xưởng chế biến đồ gỗ tận dụng từ những mẩu gỗ thừa hoặc có xuất xứ từ Trung Quốc, bán với giá thành rẻ nên được nhiều người mua.

Khi sử dụng, màu của sản phẩm và vụn gỗ có thể bám vào thức ăn, nếu đi vào cơ thể với một số lượng lớn, thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều hậu quả.

Nhẹ thì nổi vài vết mẩn ngứa dị ứng, nặng hơn thì tiêu chảy đau bụng, còn nặng hơn nữa thì lên cơn khó thở, suyễn, hay thậm chí bị sốc phản vệ.

Nguy hiểm rình rập từ thớt thái thức ăn mà bạn không nờ tới.

Nguy hiểm rình rập từ thớt thái thức ăn mà bạn không ngờ tới.

Nguy hiểm rình rập do thớt vệ sinh không đúng cách

Làm sạch thớt là việc làm thường xuyên, cần thiết và quan trọng để đảm bảo vệ sinh. Nếu vệ sinh thớt không đúng cách, vi khuẩn sẽ bám đọng và tấn công sức khỏe của chúng ta.

Nhiều người sau khi sử dụng chỉ tráng nước sôi hoặc nước lạnh, nhưng như vậy là chưa đủ.

Đối với thớt gỗ, mùn và những vùng đen trên thớt chính là các ổ vi trùng còn lại sau mỗi lần bạn sử dụng. Dù bạn đã rửa sạch bằng nước, trong các vết cắt trên bề mặt thớt, vi khuẩn vẫn tồn tại và phát triển.

Trong ổ vi khuẩn đó có một số loại dễ gây bệnh như salmonella gây viêm dạ dày, ruột, sốt thương hàn và Ecoli gây tiêu chảy. 

Khi thớt bị ố, ngả màu, bạn nên ngâm thớt trong giấm, nước cốt chanh trong vòng hai giờ, rửa sạch lại bằng nước rửa bát, tráng nước sôi để làm thớt sạch và mới lại, giúp kéo dài tuổi thọ của thớt.

Đối với thớt thủy tinh, sau khi sử dụng, bạn cần treo thớt nơi khô thoáng, có ánh nắng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Sau sáu tháng sử dụng hoặc khi mặt thớt xuất hiện vết nứt, vỡ, ngả màu đen, có mùi lạ, bạn nên thay thớt mới.

Đối với thớt nhựa, khi sử dụng bạn tránh ấn dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên mặt thớt, tạo thành những khe hở cho vi khuẩn sống, đồng thời làm thớt nhanh cũ.

Khi sử dụng, thớt tre cũng dễ bị nứt theo các khe rãnh tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn mình, gây bệnh rất nguy hiểm. Bạn nên vệ sinh thớt như đối với thớt gỗ, chỉ tráng nước sôi không thể làm sạch vi khuẩn bám trong thớt.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại