Nên hay không gắp thức ăn cho người khác?

Duy Phan |

Người Việt mình có thói quen là khi có khách, tiệc tùng, lễ lạt ngồi cùng mâm thường gắp thức ăn cho người ngồi cạnh. Đây là nét văn hóa của người Việt thể hiện sự quý mến, tôn trọng.

Nhưng việc gắp thức ăn cho người khác cũng gây tránh cãi vì người được gắp thức ăn sợ nhiễm bệnh…

Nên hay không gắp thức ăn cho người khác
Ảnh minh họa

Chết khiếp vì… được gắp thức ăn

Tôi còn nhớ, một lần đi theo bà chị họ đến gia đình thông gia ăn cơm, trong bữa ăn bác chủ nhà thường xuyên gắp thức ăn cho tôi, thật ra thì tôi thấy rất vui vì sự hiếu khách của gia đình họ nhưng khổ nỗi không ăn thì không được mà mỗi miếng thức ăn tôi nuốt vào như là nuốt phải sạn…

Không phải vì tôi khó tính hay thế này thế kia mà vì ông bác thông gia của bà chị họ tôi đang ốm, khụt khịt, chân thì phù vì bệnh gout… nhìn đã sợ rồi chứ đừng nói đến việc ăn chung đũa với bác ấy.

Vẫn biết là vì họ hiếu khách, quý khách nên mới gắp thức ăn cho tôi nhưng đến bây giờ nghĩ lại tôi vẫn còn sợ…

Tôi có cô bạn chỉ vì… ăn chung đũa mà nhà trai đang không cho cô về làm dâu.

Chả là do hai gia đình ở xa nên hôm về ra mắt nhà trai cũng là hôm ăn hỏi, trong bữa cơm cô được bà cô nhà chồng gắp mấy miếng thịt luộc bỏ vào bát bảo là ăn đi mà lấy sức.

Cô bạn tôi thấy bà cô vừa ăn vừa gãi gãi đùi, vảy vóc trắng cả ra, nhìn thấy thế mọi người nói kiều gì cô cũng nhất định không ăn, khi bị “động viên” nhiều quá cô bảo: Cháu không quen ăn được người khác gắp, cháu sợ lây bệnh.

Nghe xong câu đó cả họ bảo phải suy nghĩ lại việc cưới xin…

Hôm tết Dương lịch tôi có đi ăn tất niên với mấy người bạn thời cấp 3, trong bữa tiệc anh bạn tôi có dẫn theo cô con gái 6 tuổi.

Khi ngồi vào bàn ăn các cô chú cứ thay nhau gắp thức ăn cho cháu, nhưng ngồi mãi vẫn không thấy cháu ăn, mọi người hỏi thì mới biết, không phải cháu không thích những món này mà cô giáo cháu bảo không nên gắp thức ăn cho người khác vì thứ nhất là người được gắp chưa chắc đã thích, thứ hai là gắp đũa chung có thể lây bệnh…

Cả bàn tiệc há hóc mồm vì câu trả lời của cô bé.

Một số người lại cảm táy khó chịu khi được gắp thức ăn vì đấy không phải là món họ thích, họ không thể công khai việc họ đang bị gút nên không thể ăn thức ăn nhiều đạm, hoặc họ bị dị ứng với tôm, cua…

Ở Việt Nam mình gắp thức ăn cho người ngồi cùng là thể hiện sự tôn trọng, quý mến với người khác.  Nhưng việc này lại gây ra tranh cãi, thậm chí mất lòng, hủy đám cưới…

Khi được xin ý kiến về vấn đề này một giáo sư sử học cho biết, nếu xét trên quan điểm về vệ sinh ăn uống và an toàn thực phẩm thì có thể nói là hợp lý.

Nếu đứng trên quan điểm về văn hóa thì đây là một nét văn hóa của nước ta, thể hiện sự tôn trọng. Và trong một gia đình thì có thể dùng chung nồi canh, đĩa rau cũng không sao.

Có người lấy đũa mình đang ăn để gắp cá, thịt... bỏ vào chén của người cùng bàn hoặc gắp rau, hải sản cho vào nồi lẩu và nhúng đũa đè rau xuống nồi.

Có người lấy muỗng hoặc vá múc nước trong nồi lẩu để nêm nếm, xong lại lấy cái muỗng đó khuấy nồi lẩu rồi nếm tiếp, rồi múc lẩu cho vài người.

Có người lấy đũa mình đang ăn để gắp cá, thịt... bỏ vào chén của người cùng bàn hoặc gắp rau, hải sản cho vào nồi lẩu và nhúng đũa đè rau xuống nồi.

Có người lấy muỗng hoặc vá múc nước trong nồi lẩu để nêm nếm, xong lại lấy cái muỗng đó khuấy nồi lẩu rồi nếm tiếp, rồi múc lẩu cho vài người. Nhiều người “chết khiếp” mà không dám nói ra.

Ẩn họa bệnh tật từ việc gắp thức ăn

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ (BS) Phan Quốc Bảo (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cơ sở 2) cho rằng có những nguy cơ lây nhiễm bệnh thật sự khi dùng chung đũa, muỗng, nước chấm…

Những bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc nước bọt như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị.

“Những bệnh này khi bị nhiễm, đôi khi lại không có biểu hiện ngay lập tức nên nhiều người vẫn chủ quan”, BS Bảo nói.

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ (BS) Phan Quốc Bảo (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cơ sở 2) cho rằng có những nguy cơ lây nhiễm bệnh thật sự khi dùng chung đũa, muỗng, nước chấm…

Những bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc nước bọt như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị.

“Những bệnh này khi bị nhiễm, đôi khi lại không có biểu hiện ngay lập tức nên nhiều người vẫn chủ quan”, BS Bảo nói.

Chia sẻ thêm về những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng đũa, muỗng mình đang ăn để gắp cho người khác, BS Trần Ngọc Lưu Phương (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM) cho biết khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau, trong đó có những vi khuẩn gây bệnh.

"Viêm gan A, viêm gan E, viêm loét dạ dày... có thể lây lan qua đường ăn uống chung", BS Phương nói.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virút gây viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng, một người lành ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm mầm bệnh (phân của người bệnh) sẽ mắc bệnh viêm gan A.

Virút cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người nhiễm, nhưng khả năng ít hơn nhiều.

Cũng theo WHO, ở các nước đang phát triển với điều kiện vệ sinh môi trường kém thì hầu hết trẻ em (90%) bị nhiễm viêm gan siêu vi A trước 10 tuổi.

Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), trên 80% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Vi khuẩn này gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày - tá tràng như: chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng.

Vi khuẩn H. pylori có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống.

Do đó, để tránh lây nhiễm cần ăn chín, uống sạch, tránh các thói quen xấu như: uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người bên cạnh...

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại