Mộc nhĩ: "Thuốc" giải độc vô cùng quý không nhiều người biết

Thái Phong (T.H) |

Các nhà nghiên cứu khẳng định mộc nhĩ đen có khả năng giải độc và kết dính những chất độc hại để thải ra ngoài theo đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu.

1. Mô tả:

Mộc nhĩ đen còn gọi là vân nhĩ, thụ kê, nhĩ tử, mộc nga, mộc nhu, mộc ngài, mộc khuẩn... tên khoa học là Auricularia polytricha Sacc., thuộc họ Mộc nhĩ Auriculariaceae.

Mộc nhĩ đen thực chất là một loại nấm mọc trên trên, gỗ mục, có hình dạng giống như tai người, một mặt màu nâu nhạt có lông mịn, một mặt trong nhẵn, màu nâu sẫm.

Mộc nhĩ đen rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là có chứa một hàm lượng sắt rất cao, vượt xa các loại thực phẩm vốn chứa nhiều chất sắt khác như gan lợn, rau cần, hạt vừng...

Thành phần trong 100g mộc nhĩ gồm có 10,6g protit; 0,2g lipit; 65,5g glucit; 201mg canxi; 185mg photpho; 185mg sắt; 0,03mg caroten; 0,15mg vitamin B1; 0,55mg vitamin B2; 2,7mg vitamin B3.

Trong glucit chủ yếu là mannose, polymannose, glucose, xylose, pentose…

Hàm lượng chất béo tuy không cao nhưng chủng loại khá phong phú, có cả lecithin, cephalin và sphingomyelin.

Ngoài ra, mộc nhĩ còn chứa nhiều loại sterol như ergosterol và 22,23 – dihydroergosterol.

Theo y học cổ truyền, mộc nhĩ đen vị ngọt, tính bình, có công dụng lương huyết, chỉ huyết (làm mát và cầm máu), ích khí dưỡng huyết, nhuận phế ích vị, nhuận táo lợi tràng.

Thường dùng để chữa các chứng bệnh như xuất huyết (đại tiện ra máu do trĩ, kiết lỵ, đái ra máu, xuất huyết đáy mắt, rong kinh, băng lậu, ho ra máu…), táo bón, viêm dạ dày mạn tính thể vị âm bất túc, ho do phế táo, thiếu máu…

2. Dược tính và những công dụng quý ít người biết

- Tác dụng hoạt huyết:

Theo những nghiên cứu của y học hiện đại, mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự phát triển của các mảng xơ vữa trong lòng huyết quản...

Chính vì thế, mộc nhĩ đen là một thực phẩm lý tưởng cho những bệnh nhân bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành...

Giáo sư Hồng Chiêu Quang, 1 chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực bệnh tim mạch, đánh giá rất cao công dụng của mộc nhĩ trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh tim mạch.

Ông có kể lại câu chuyện để chứng minh cho hiệu quả kỳ diệu của mộc nhĩ trong việc làm sạch lòng mạch như sau: Một bệnh nhân của ông là một giám đốc xí nghiệp giàu có ở Đài loan bị nghẻn động mạch vành và được đưa sang Mỷ để phẫu thuật bắt cầu.

Vì bệnh viện đông người bệnh, ông phải chờ cả nửa tháng để đến lượt mổ. Sau nửa tháng, khi được khám lại lần cuối trước khi phẫu thuật, qua X quang người ta thấy chỗ động mạch bị nghẽn đã được thông thoáng hoàn toàn.

Qua nghiên cứu về chế độ ăn uống và thuốc men trong 15 ngày qua các Bác sĩ xác định kết quả trên là do người bệnh đã thường xuyên dùng mộc nhỉ đen trong thức ăn hàng ngày.

Giáo sư Hồng Chiêu Quang cho biết với liều lượng khoảng 10g mộc nhỉ đen nấu canh ăn hàng ngày, ăn liên tục trong 45 ngày có thể chữa được tất cả các chứng xơ vữa động mạch hoặc thiểu năng tuần hoàn nảo.

- Tác dụng giải độc:

Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định mộc nhĩ đen có khả năng giải độc và kết dính những chất độc hại để thải ra ngoài theo đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu.

Trong mộc nhĩ đen có chứa một lượng xen-lu-lô và keo thực vật rất phong phú. 2 chất này có thể thúc đẩy nhu động ruột đồng thời hấp thu các độc tố tồn đọng trong đường ruột trong thời gian ngắn, bài tiết chúng ra ngoài cơ thể.

Mộc nhĩ đen không những chỉ có chất xơ và chất keo thực vật để thu hút chất độc hại mà có thể có cả một số hoạt chất chưa xác định có thể tạo ra những phản ứng hoá học làm bào mòn những dị vật nội sinh như sỏi thận, sỏi mật kết tụ trong cơ thể.

Vì những khả năng này, người ta khuyên những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật hoặc sỏi bàng quang nên dùng nhiều mộc nhỉ đen.

Cũng vậy, các Bác sĩ chuyên về vệ sinh môi trường cũng khuyên những công nhân làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi như công trường xây dựng, mỏ than, nhà máy xi măng. . nên có mộc nhỉ đen trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Lưu ý: TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho biết, mộc nhĩ tính hàn nên những người đang bị tiêu lỏng không nên ăn nhiều, hoặc để tránh đầy bụng, có thể dùng mộc nhĩ kèm một vài lát gừng tươi.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại