Hạ đường huyết tưởng say rượu
6 năm nay, hầu như năm nào đến Tết với anh Trần Đức Dương 51 tuổi, Quán Thánh, Hà Nội cũng là một thách thức lớn.
Bản thân anh là bệnh nhân tiểu đường nhưng việc kiêng khem trở nên vô cùng khó khăn do đặc thù công việc làm kinh doanh, lại thêm những ngày Tết với bạn bè cũng tràn ngập trong liên hoan.
Dù cố cho mình một thực đơn riêng, tuy nhiên do còn trẻ nên khó tránh được những lúc “quên bệnh tật” để tiếp đãi bạn bè, khách khứa. Anh Dương kể Tết năm ngoái anh và vợ đến nhà chúc Tết gia đình bố vợ cách nhà 5 km.
Lúc sang Tết, gặp mâm cơm có mấy anh em ngồi sẵn. Lại thêm ông chú vợ từ nam ra ăn Tết. Vì không muốn ai biết mình mắc tiểu đường nên anh Dương quên bệnh ăn uống.
Trong lúc vừa uống được ly rượu thì anh gục xuống. Mọi người tưởng anh say rượu. Nhưng người anh cứ mềm nhũn và có dấu hiệu hôn mê, hơi thở yếu.
Lúc đó, mọi người gọi xe cấp cứu đưa anh vào bệnh viện gần đó, may bệnh viện gần nhà nên anh Dương được cứu sống. Bác sĩ cho biết anh bị hạ đường huyết do uống rượu.
Sau này, khi đi khám định kỳ anh Dương mới biết rượu gây hạ đường huyết nhanh chóng ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu chậm vài phút chắc giờ này anh đã sang thế giới bên kia.
Uống rượu trong dịp Tết đe dọa sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.
Không chỉ đó là nỗi lo sợ của anh Dương mà dịp Tết hầu như các bệnh nhân tiểu đường nhất là nam giới thấp thỏm trong lo sợ.
Ăn kiêng, nhịn rượu ngày thường được nhưng ngày tết thì rất ít. Nhất là với những người tuổi 40 – 50 do sĩ diện đàn ông ít người thừa nhận mình bị tiểu đường.
Nguyễn Ngọc Khương trú tại Vân Đình, Hà Nội cũng tương tự. Anh Khương 43 tuổi được chẩn đoán tiểu đường tuyp 2 khi đường huyết gấp 3 lần cho phép. Anh Khương phải điều trị Insulin một thời gian.
Đến gần tết, thấy lượng đường huyết ổn định nên anh chủ quan coi như bệnh tạm khỏi nên quên rằng mình là bệnh nhân.
Đúng sáng mùng 1 tết, cả nhà đang ăn tết vui vẻ thì anh mệt mỏi, buồn nôi, thở nhanh rồi lịm dần đi, đồng tử giãn. Cả nhà hốt hoảng đưa vào viện. Bác sĩ cho biết anh bị tăng đường huyết quá cao dẫn đến hôn mê.
Với những bệnh nhân bị tiểu đường, lượng đường trong máu cao nguy hiểm (tăng đường huyết) hoặc đường huyết thấp nguy hiểm (hạ đường huyết) có thể dẫn đến hôn mê tiểu đường.
Nếu rơi vào hôn mê bệnh tiểu đường, đang sống nhưng không thể đánh thức hoặc phản ứng có mục đích đến các điểm tiếp xúc, âm thanh hay các loại kích thích. Còn lại không được điều trị, hôn mê tiểu đường có thể gây tử vong.
Cần làm gì tránh hôn mê?
Ngày tết, nhiều bệnh nhân bị tiểu đường họ thường quản lý kém tình trạng bệnh của mình.
Theo bác sĩ nếu không theo dõi lượng đường trong máu đúng, hoặc uống thuốc theo chỉ dẫn đúng, không chỉ có nguy cơ cao hơn về phát triển các biến chứng lâu dài mà còn có nguy cơ cao của hôn mê bệnh tiểu đường.
Ngày Tết, nhiều người có rối loạn ăn uống, không sử dụng insulin theo chỉ dẫn với hy vọng giảm cân. Đây là một thực tế đe dọa nguy hiểm làm tăng nguy cơ hôn mê đái tháo đường.
Một nguyên nhân phổ biến nữa là uống rượu có thể có hiệu ứng không thể đoán trước về lượng đường trong máu, đôi khi lượng đường trong máu giảm một hoặc hai ngày sau khi uống rượu.
Điều này có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường - hôn mê do hạ đường huyết.
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Huy Cường – Nguyên bác sĩ tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai cho biết đối với những người bị tiểu đường, ngày Tết nên chủ động chuẩn bị đón Tết trước khi thực sự Tết đến.
Đến viện khám, cố gắng điều chỉnh đường máu, huyết áp, mỡ máu về giới hạn tối ưu, dùng đúng và đủ thuốc.
Gần Tết (cách 1 tuần đến 10 ngày) nên đến khám lại: liệu có gì bất thường mới xuất hiện, không nên dựa vào cảm giác chủ quan, kiểm tra xem có đủ lượng thuốc dùng qua Tết hay không.
Ngày Tết có nhiều sinh hoạt bất thường vậy xét nghiệm máu đo lượng đường huyết vào các thời điểm bất thường là hợp lý. Để dễ nhớ, đường máu đo được khi đói là 5mmol/l; sau ăn 2 giờ 10mmol/l thì có thể yên tâm ăn Tết.
Trong những ngày Tết cần gạt bỏ tâm lý “kiêng chữa bệnh”, kiêng các thao tác liên quan đến chữa bệnh, không tạm ngừng thuốc, không vì vui mà quên uống thuốc, tiêm thuốc.
Đường trong cơ thể vẫn luôn được tiêu hóa, hấp thụ và tạo ra từ gan, thậm chí những ngày Tết còn gia tăng nhiều hơn vì ăn uống nhiều, vì stress...Không bỏ tiêm dù chỉ một liều thuốc.
Khi đi ăn cỗ, nơi đông người bác sĩ Cường cho biết cần thông báo cho người xung quanh biết mình bị bệnh tiểu đường để họ không ép uống rượu.
Người tiểu đường nên nhớ uống rượu nhiều quá gây hạ đường huyết và không phát hiện kịp dẫn đến hôn mê và nguy cơ tử vong rất cao.