Theo ông Trần Đáng – Nguyên Cục Trưởng Cục An toàn thực phẩm, thực phẩm giả có thể chứa các chất độc nếu hàm lượng cao gây ngộ độc cấp tính, hàm lượng thấp gây ngộ độc mạn tính.
Những thực này là do cố ý thêm vào để bảo quản tạo màu hoặc do thực phẩm để quá hạn hoặc không đủ điều kiện bảo quản tạo ra.
Chúng ta đã nghi nhận rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do thịt quay có tẩm hóa chất độc, chả cá, cá đông lạnh làm từ cá Nóc, tiết canh, bún, rau quả có tẩm hóa chất độc …
Tuy nhiên số vụ vi phạm an toàn thực phẩm mỗi ngày một tăng cao, sản phẩm càng đắt càng được làm giả nhiều.
Ông Đáng cho biết thục phẩm giả không đơn giản chỉ gây ngộ độc.
Đây còn có là nguồn lây lan các bệnh truyền qua thực phẩm: bệnh bò điên, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh do vi rút, ký sinh trùng, thực phẩm giả, hàng kém chất lượng có thể gây nên các bệnh mạn tính không lây như bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh tim mạch …
Các sản phẩm được làm giả nhiều nhất,theo ông Đáng là rượu, bia , nước giải khát, kem, mỳ chính, bột ngọt, gia vị, thực phẩm chức năng, bánh, kẹo, mứt, thuốc lá, nước mắm, nước chấm.
Ông Trần Đáng – Nguyên Cục Trưởng Cục An toàn thực phẩm (Nguồn ảnh: Internet)
Ngay cả đến thực phẩm tươi sống: thịt, cá, hoa quả, rau, gạo cũng được làm giả.
Ông Đáng chia sẻ tiết canh ngan vốn là thực phẩm ngon thậm chí rất ngon nếu làm sạch nhưng hiện nay vì lợi nhuận người ta cho NH3 vào tiết canh lợn để biến nó thành tiết canh ngan.
Vô tình ăn hoặc uống amoniac đậm đặc có thể bỏng ở miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng, nôn. Tuy nhiên hành động làm giả này rất đáng lên án.
Ông Đáng cho biết hiện nay có đên 30 cách để người ta có thể làm ra hàng giả đó là
1. Nhuộm thức ăn bằng phẩm màu, hóa chất độc
2. Bôi da vịt, da ngan, da ngỗng quay, da lơn, da chó bằng muối diêm tiêu (NaNO2, NO2, NO3, NaNO3, KNO3) để giữ độ cứng , tạo màu vàng tươi hấp dẫn.
3. Bảo quản thịt lợn, bánh cuốn, bánh phở, giò chả, cà muối, nem chua bằng hàn the, Formaldehyde để tạo độ dai, dòn, chắc, lâu hư hỏng.
4. Tiết canh lợn cho NH3 thành tiết canh ngan.
5. Rau, trà xanh phun thuốc cấm, phun quá liều, không đảm bảo PHI.
6. Nuôi lợn, nuôi cá bằng thức ăn tăng trọng, nước thải
7. Sản xuất rượu từ cồn công nghiệp, nhiều Methanol và Aldehyde.
8. Sản xuất nước khoáng từ nước giếng khoan.
9. Sản xuất nước hoa quả, nước giải khát bằng DEHP.
10. Sản xuất sữa cho thêm Melamine.
11. Sản xuất sữa bột có hàm lượng đạm thấp nhưng công bố hàm lượng cao khiến trẻ em càng uống càng còi cọc vì giá trị đạm thực chỉ có 15 %.
12. Sản xuất đồ uống, thủy sản, thịt cho thêm Brown HT.
13. Sản xuất cốm cho: Melachite Green gây ung thư.
14. Sản xuất mỳ ăn liền cho E.102 gây ung thư.
15. Sản xuất nước mắm cho E105 gây ung thư vú.
16. Tẩy trắng ngó sen, hoa chuối bằng hóa chất độc gây ung thư.
17. Tẩy trắng bánh phở, bún, lòng lợn, măng, hủ tiếu, sách bò bằng Chloride, Sulfite, Tinopal
18. Tẩy trắng dừa xiêm bằng nước Javen.
19. Biến cá thịt thối, cá thịt ươn thành chả thơm, thức ăn đường phố: bằng KNO3.
20. Sản xuất tương ớt cho thêm Rholamin B.
21. Sản xuất dầu ăn từ lốp xe.
22. Làm nở và tăng trọng lượng cơm bằng ngâm gạo với dung dịch bột nở độc hại.
23. Sản xuất Snack dùng phẩm màu cấm và Cyclamate.
24. Đặt sản phẩm từ bên kia biên giới đem về nước đóng gói, dán nhãn là Sữa ong chúa, Chollagen, Nhau thai cừu, tảo biển, vi cá mập có nguồn gốc từ Mỹ, Đức, Australia, Italia.
25. Trộn tân dược, chất cấm vào sản phẩm từ cây cỏ Việt Nam để tăng hiệu quả tác dụng.
26.Công bố áp dụng những công nghệ hiện đại như Genomics, Metabolomics, Proteomics, Nanotechnology nhưng thực chất chỉ là chiết, xay, nghiền, tán thủ công bởi vì ở ta chưa có ai định lượng được các sản phẩm của công nghệ tiên tiến.
27. Thực phẩm chỉ là đồ ăn thức uống cung cấp các đại chất dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, phi chất dinh dưỡng nhưng lại quảng cáo, công bố như một “thần dược”, ví dụ:
- Nutricep mạnh gấp 3 lần Đông trùng hạ thảo tự nhiên.
- Làm ngừng SX Cholesterol xấu ở trong gan.
- Làm sạch đường ruột
- Chữa tận gốc thoái hóa, viêm khớp, Gut
- Làm phát triển toàn diện trí não trẻ em và tăng chiều cao cho trẻ nhỏ.
- Mua nguyên liệu rẻ tiền đã hết hoạt chất từ biên giới hoặc từ chợ thuốc bắc thuốc nam để chế biến sản phẩm.
29. Phối trộn tùm lum các cây thuốc rồi công bố như một bài thuốc YHCT gia truyền.
30. Phổ biến nhất là: chất lượng một đằng, công bố một lẻo, quảng cáo như thần dược chữa bách bệnh.
TS Đáng nhấn mạnh nếu sử dụng các sản phẩm chứa DEHP và nước mắm có E105, mì tôm có chứa E102 thì sớm muộn cũng bị mắc ung thư vú.
Trong khi đó những loại sản phẩm này hiện nay rất nhiều. “Lẽ ra nước mắm là nước mắm sao lại có nước mắm pha trộn đủ thứ - ông Đáng nói.
Người Việt Nam đang nằm trong chuỗi thực phẩm bẩn từ rẻ tiền đến đắt tiền. Ông Đáng cho biết ngay cả các sản phẩm đắt tiền như đông trùng hạ thảo được làm giả nhiều vô cùng.
Đặc biệt tâm lý người Việt càng rẻ, càng có nhãn mác của các thương hiệu càng tốt chính vì thế càng thúc đẩy cho người ta tìm đến hàng giả và làm hàng giả nhiều hơn.
Tất cả những hành động trên, người tiêu dùng ăn phải hầu như ít gây ngộ độc mà thường chuyển thành các bệnh mãn tính đó là ung thư.
Vì không chết ngay nên cơ quan quản lý còn rất hời hợt trong khâu xử phạt. Nếu tử hình, bỏ tù những người làm hàng nhái, hàng giả thì chắc chắn không ai còn dám làm.