1. Suy thận cấp là gì?
Suy thận cấp là hội chứng suy giảm hoặc mất chức năng thận tạm thời , cấp tính của cả 2 thận, làm ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận.
Suy thận cấp sẽ dẫn đến thiểu niệu hoặc vô niệu, nitơ phi protein trong máu tăng, rối loạn cân bằng nước-điện giải, rối loạn cân bằng kiềm-toan...
Sau 1 thời gian từ vài ngày đến vài tuần, khi nguyên nhân gây tổn thương được loại trừ, chức năng thận có thể dần phục hồi trở lại bình thường hoặc gần bình thường.
Tuy nhiên, trong thời gian thận mất chức năng, nếu không được cấp cứu, bệnh nhân có thể chết vì biến loại nội môi.
Suy thận cấp có những đặc điểm sau:
- Đặc điểm lâm sàng của suy thận cấp là thiểu niệu hoặc vô niệu kéo dài, trung bình từ 1-3 tuần, đôi khi dài hơn, dẫn tới tình trạng tăng nitơ phi protein trong máu cấp tính, rối loạn cân bằng nước-điện giải và rối loạn cân bằng kiềm-toan..
- Suy thận cấp có thể dẫn đến mất chức năng thận và dẫn đến nguy cơ tử vong, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng thận có thể phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn.
Cấu tạo cơ quan thận.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận cấp
Dưới đây là những dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy thận cấp. Những dấu hiệu này thường do người có chuyên môn phát hiện nhưng ngay cả bình thường cũng có thể phát hiện được những điểm "khả nghi" để kịp thời đến cơ sở y tế kiểm tra.
- Giai đoạn khởi phát:
Khởi phát trong vòng 24h, là giai đoạn tấn công của tác nhân gây bệnh, diễn biến tùy theo từng nguyên nhân.
Ở bệnh nhân ngộ độc thì diễn biến nhanh có thể dẫn đến vô niệu ngay, thường có số lượng nước tiểu giảm, nếu can thiệp kịp thời có thể tránh được chuyển sang giai đoạn 2.
- Giai đoạn thiểu niệu hoặc vô niệu:
Có thể vô niệu hoàn toàn hoặc chỉ có vài ml/24giờ, thông thường là 50- 100 ml/24giờ. Nếu dưới 100 ml/24giờ thì được coi là vô niệu, dưới 500ml/24giờ là thiểu niệu.
Vô niệu là biểu hiện của hoại tử ống thận cấp, tuy nhiên vài ngày đầu có thể vẫn còn lượng nước tiểu dưới 100 ml/24giờ. Nước tiểu xẫm màu, có thể có máu, mủ, đôi khi có vi khuẩn.
Đây là triệu chứng lâm sàng chính, rất đặc trưng và có tính bất thường nên nếu xảy ra, người bệnh nên nghĩ ngay đến bệnh suy thận cấp.
Ngoài ra có thể gặp những dấu hiệu sau:
+ Phù: Sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể.
+ Có thể có phù
+ Ure, cratinin tăng nhanh, rối loạn nước điện giải, tăng K+ máu.
+ Toan chuyển hóa
+ Acid uric máu tăng
+ Các biểu hiện tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, ..của hôi chứng ure máu tăng cao.
Khi tốc độ tăng ure, creatinin tăng càng nhanh thì tiên lượng càng nặng.
+ Ure máu tăng phụ thuộc vào mức độ vô niệu, phụ thuốc vào chế độ ăn nhiều protit, phụ thuộc vào quá trình giáng hóa của cơ thể.
+ Creatinin máu, sản phẩm giáng hóa cuối cùng của creatinin không phụ thuộc vào chế độ ăn nên nó phản ánh chức năng thận chính xác hơn ure.
- Giai đoạn đái trở lại:
+ Kéo dài trung bình khoảng 5-7 ngày
+ Có lại nước tiểu, bắt đầu 200-300 ml/24h, có thể đái 4-5l/24h.
+ Vẫn có các nguy cơ cao, tăng ure, creatinin, đái nhiều, mất nước, mất điện giải ( K+ máu hạ, Na+ máu hạ).
- Giai đoạn phục hồi:
+ Tùy theo nguyên nhân gây suy thận cấp thời gian hồi phục rất khác nhau, trung bình khoảng 4 tuần.
+ Các rối loạn về sinh hóa dần trở về bình thường: ure, creatinin máu giảm dần, ure, creatinin niệu tăng dần. Tuy nhiên khả năng cô đặc nước tiểu của ống thận có khi hàng năm mới hồi phục hoàn toàn.
Mức lọc cầu thận hồi phục nhanh hơn, thường sau hai tháng có thể trở về bình thường.
PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu- Đại học Y Hà Nội:
Với suy thận cấp, tuổi càng cao bệnh càng nặng, dễ chuyển thành viêm thận mạn tính và có thể để lại di chứng đó là điều bất lợi cho người cao tuổi, đặc biệt lưu ý ở bệnh nhân tuổi cao, có bệnh mạch vành, đái đường hoặc ung thư.
Bởi vì, trong đa số các trường hợp với người trẻ không để lại di chứng và không chuyển sang mạn tính.
Trước đây, tỉ lệ tử vong do suy thận cấp rất cao, có khi đến 90%. Hiện nay nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực lọc ngoài thận và kỹ thuật hồi sức, tỉ lệ tử vong còn khoảng 50%.
Suy thận cấp có thể gây toan chuyển hóa và tăng kali máu, phù phổi, nguy cơ suy dinh dưỡng. Có thể bị mắc nhiễm trùng bệnh viện do đặt ống thông tiểu, đặt catête gây viêm tĩnh mạch, tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
(Theo Sức khỏe và Đời sống)