Đêm đang ngủ có dấu hiệu sau là thận đang "cầu cứu"

Thái Phong (T.H) |

Những người có thận khỏe mạnh rất ít khi phải tỉnh dậy vào ban đêm để đi tiểu. Nếu bạn gặp phải tình trạng hay phải tỉnh dậy để đi tiểu đêm tức là sức khỏe thận đang gặp vấn đề.

Có rất nhiều người chỉ coi việc đi tiểu vào ban đêm là một phiền toái hoặc hiểu một cách rất mơ hồ là do "thận yếu" mà không nghĩ rằng với dấu hiệu này thận đang có vấn đề nghiêm trọng.

Trong cuốn "100 câu hỏi về phòng chữa bệnh thận" do GS Phùng Ngọc Lượng chủ biên (NXB Hà Nội) có đặc biệt lưu ý về tình trạng này. Theo đó, đi tiểu đêm là dấu hiệu cần báo động về sức khỏe thận.

Một quả thận khỏe mạnh, bình thường có chức năng lọc rất tốt, sau đó hấp thu nước trở lại cơ thể. Một đêm (tính khoảng 8 giờ) thận bài tiết một lượng nước tiểu khoảng 300 - 500ml, sau đó chứa ở bàng quang, đợi đến khi tỉnh dậy buổi sáng thì mới bài tiết ra ngoài.

Những người có thận khỏe mạnh rất ít khi phải tỉnh dậy vào ban đêm để đi tiểu. Nếu bạn gặp phải tình trạng hay phải tỉnh dậy để đi tiểu đêm tức là cơ thể đang có bệnh.

Khi thấy mình có hiện tượng đi tiểu vào ban đêm, bạn cần quan sát các đặc điểm sau, từ đó cũng có thể sơ bộ đoán được mình bị bệnh gì.

1. Đi tiểu nhiều lần: Trong một đêm, bạn cảm thấy muốn đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu không vượt quá 500ml thì khả năng là bạn đang có bệnh ở bể thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang, niệu đạo hoặc hệ thống sinh dục.

Nếu các bệnh trên gây ra do viêm thì còn gặp cả triệu chứng đau khi đi tiểu.

2. Lượng nước tiểu vào ban đêm tăng: Khi lượng nước tiểu ban đêm nhiều hơn lượng chứa của bàng quang, một đêm đi giải khoảng 750ml hoặc bằng 1/3 lượng nước tiểu cả ngày trở lên thì hiện tượng này có thể phân ra 2 loại do bệnh lý hoặc do sinh lý.

Trước hết nếu đi ngủ uống nước tương đối nhiều, nhất là uống các loại đồ uống như nước chè, cà phê... thì hiện tượng này thuộc sinh lý do các loại đồ uống chứa nhiều nước và chứa thành phần lợi tiểu. Hiện tượng này chỉ là nhất thời.

Đi tiểu nhiều vào ban đêm do bệnh lý phần lớn là biểu hiện chức năng lọc của thận bị tổn thương, cho thấy chức năng của tiểu quản thận bị yếu.

Bạn cần đến bệnh viện kiểm tra tỉ trọng của nước tiểu và (hoặc) áp lực thẩm thấu của nước tiểu. Nếu kết quả của 2 kiểm tra này đều bất thường thì khả năng cao là chức năng lọc của tiểu quản thận bị kém.

Nguyên CN Khoa Thận nhân tạo, BV Bạch Mai
GS. Nguyễn Nguyên Khôi
Những dấu hiệu của bệnh thận được đúc kết trong 4 câu thơ ngắn gọn nhưng đầy đủ: "Xanh xao, thiếu máu, phù nề / Nước tiểu có đạm, ure tăng dần / Hãy đo huyết áp bản thân / Bảo tồn suy thận yên tâm trong đời."

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại