LTS: Do trời quá rét, gia đình chị Nga đốt củi sưởi ấm trong nhà đã khiến bé gái 18 tháng tuổi tử vong, 4 người khác trong gia đình nhập viện nguy kịch vì ngộ độc khí CO...
Đó là thông tin đau lòng xảy ra ở Nghệ An được các báo đăng tải vào sáng nay. Bài viết này hy vọng sẽ cung cấp những thông tin, khuyến cáo hữu ích cho độc giả.
Ỏ nhiều nơi và gia đình, việc giữ ấm bằng cách đốt củi hoặc than là rất phổ biến. Đây cũng là phương pháp tự nhiên nhất từ khi loài người phát minh ra lửa.
Thế nhưng phương pháp truyền thống này lại ẩn tàng một mối nguy hiểm đáng sợ có thể cướp đi mạng sống gia đình bạn.
1. CO (Carbon Monoxide) - kẻ giết người thầm lặng
Chúng ta đều biết rằng con người sống bằng cách hít khí O2 và thở ra khí CO2. Như vậy xung quanh chúng ta có rất nhiều khí CO2 do con người và muôn loài thải ra. Khí này sẽ được hệ thực vật hấp thụ lại và sản sinh ra khí O2.
Đó là lý do rừng được gọi là phổi của Trái Đất.
Khí CO2 không độc, không gây cháy nổ, tất nhiên khi nồng độ quá cao sẽ gây nguy hại đến sức khỏe con người vì nó nặng hơn không khí nên có thể tích tụ tại nơi kín khí.
Trong khi đó, "người anh em" của nó - khí CO - thì lại là một sát thủ thực sự.
Vậy khí CO nguy hiểm như thế nào?
Đây là một loại khí không mùi vị, không thoát ra từ các loại nhiên liệu như than củi, xăng propane, methane, hay dầu mỏ đốt nửa chừng (cháy không hoàn toàn).
Khi cơ thể hít phải loại khí này, nó sẽ đi vào phổi rồi vào máu, ở đây CO dính vào sắc tố hồng huyết cầu (hemoglobin), đẩy bớt dưỡng khí đi.
Các thiết bị, khu vực trong nhà ẩn tàng mối nguy hiểm về khí CO (khu vực vòng tròn cam).
CO kết hợp với sắc tố trong hồng huyết cầu sinh ra chất carbonxyhemoglobin (HbCO). Khí CO có sức mạnh gấp 200 lần khi tranh đua với dưỡng khí bám vào sắc tố hồng huyết cầu. Khi sắc tố hồng huyết cầu hết dưỡng khí thì cơ thể cũng cạn dưỡng khí.
Ngoài ra, khí CO cũng có thể kết hợp với myoglobin (sắc tố trong bắp thịt) làm hư hại tế bào và phát sinh môi trường chuyển hóa acid (metabolic acidosis).
Sai lầm trong khi dùng than, củi... sưởi ấm
Phòng kín sẽ làm tăng nồng độ CO, vì thế thời xưa khi chưa có biện pháp sưởi ấm thay thế chất đốt, các căn nhà đều có lò sưởi chuyên dụng với ống khói lớn thông ra ngoài trời.
Như vậy chúng ta hiểu rằng trong quá trình sử dụng chất đốt để sưởi ấm, cần tránh tạo ra lượng khí CO.
Để làm được việc này chúng ta cần để quá trình cháy diễn ra hoàn toàn (cung cấp đầy đủ O2), và đặc biệt không đốt trong phòng kín.
Bởi khi đốt trong phòng kín, không khí bên ngoài không thể lưu thông, từ đó quá trình đốt sẽ không được cung cấp đầy đủ O2, dẫn đến lượng CO trong quá trình đốt cứ tăng dần lên phòng dần tăng lên mà không thoát được.
Do năng hơn không khí nên sẽ tích lũy gần mặt sàn (nơi chúng ta nằm ngủ), và âm thầm "giết người".
Chỉ nên đốt than củi ở khu vực thoáng đãng
Hít phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong.
Nồng độ chỉ khoảng 0,1% carbon monoxide trong không khí cũng đã là nguy hiểm đến tính mạng.
Nguy hiểm hơn, CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên khó cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. Nhất là khi chúng ta ngủ say.
2. Làm gì khi bị ngộ độc khí CO?
Triệu chứng khi trúng độc CO
Ngộ độc CO cũng dễ bị nhầm với cảm lạnh. Ảnh minh họa.
Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê.
Và khi lượng CO còn tăng cao hơn nữa lên đến hơn 40% lượng khí hít vào của một người, thì hơi thở sẽ dồn dập, nghẹt cứng phổi không còn hoạt động được nữa. Lúc đó nạn nhân có thể sẽ bị lên cơn co giật, bất tỉnh, não bị tổn thương vĩnh viễn, tim ngừng đập, và tử vong.
Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và nguy cơ tử vong cao.
Rất nhiều trường hợp đã bỏ mạng khi nằm ngủ trong ôtô bật máy lạnh đậu trong nhà kín, hoặc đốt lò than sưởi trong nhà...
Cấp cứu cho nạn nhân
Tuyệt đối không sưởi ấm bằng cách đốt than, củi... trong phòng kín, trong nhà.
Nếu nghi ngờ bị trúng độc khí CO thì việc đầu tiên là phải cho bệnh nhân thở dưỡng khí ngay (đưa ra khỏi phòng đến nơi thoáng mát). Nếu mới ngộ độc nhẹ thì bệnh nhân sẽ nhanh chóng hồi phục.
Nếu bệnh nhân thở yếu hoặc ngừng thở, phải tiến hành ngay việc thổi ngạt bằng hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi.
Nếu nạn nhân không còn tỉnh thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhanh chóng chuyển đến bệnh viện.
Nếu tình trạng ngộ độc trầm trọng hơn, như hiện tượng run rẩy xảy ra, hay nhức đầu, ói mửa, nạn nhân cần phải được chở đi cấp cứu ngay.
Phải gọi gấp 911 và nhất là đừng cố gắng chở bịnh nhân bằng xe cá nhân của mình vì không có dụng cụ cấp cứu cần thiết như bình thở oxy.
3. Cách phòng tránh ngộ độc CO
Nếu dùng lò sưởi chuyên dụng trong nhà, cần kiểm tra hệ thống ống khói lưu thông
Ngộ độc khí CO là một tai nạn thường gây tử vong và để lại di chứng thần kinh tâm thần lặng.
Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho biết: Hầu hết các ca tử vong do ngạt khí CO xảy ra tại nhà do dùng máy phát điện trong nhà, còn lại do dùng than củi để sưởi vào mùa đông.
Cách phòng tránh tốt nhất là... không dùng than. củi sưởi ấm trong nhà và nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Hãy sử dụng các phương pháp giữ ấm khác thay thế than, củi...
Nếu dùng lò sưởi đốt củi, phải chắc chắn không khí được chuyển động ra khỏi ngoài ống khói. Phải dùng loại máy quạt thổi đuổi khói và không khí độc ra ngoài.
Chỉ dùng cách đốt than, củi tại nơi dễ lưu thông khí
Thường xuyên kiểm tra thiết bị an toàn của bếp gas, lò sưởi, hệ thống thông hơi. Không đặt máy phát điện ở nơi kín như tầng hầm, nhà để xe hoặc để gần cửa phòng ở.
Nếu có điều kiện, gia đình nên mua thiết bị phát hiện khí CO (carbon monoxidee detecter) để trong nhà. Ở nơi làm việc có khí CO như lò gạch, lò luyện kim, xưởng máy... phải đo nồng độ CO định kỳ và có biện pháp xử lý để nồng độ CO không vượt quá ngưỡng cho phép.
* Tham khảo từ nhiều nguồn