Công dụng cực tốt của thịt vịt chưa chắc người ăn đã biết

Tuyết Anh (T.H) |

Hầu hết mọi người thích ăn thịt vịt vì thấy ngon miệng và "mát ruột" (không nóng trong), nhưng còn nhiều công dụng khác mà nếu chế biến đúng cách đó sẽ là những bài thuốc rất bổ dưỡng.

Tác dụng thanh nhiệt giải độc của thịt vịt

Theo Y học hiện đại thịt vịt chứa lượng protein, giàu vitamin (A, D, B1), phốt pho, canxi, sắt,…

Theo Y học cổ truyền thịt vịt tính hàn, vị ngọt, hơi mặn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thủng rất tốt. Do đó, thịt vịt thường được dùng để chế biến các món ăn có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể rất hiệu quả.

Tốt cho những người bị suy nhược, mới ốm dậy, cần bồi bổ sức khỏe.

Món ăn thanh nhiệt, giải độc từ thịt vịt

Canh vịt củ kiệu

Nguyên liệu:

- 250g thịt vịt (cả xương)

- 200g củ kiệu

- 50g dầu thực vật

- 10g gừng

- 15g hành

- 3g muối

- Bột ngọt vừa đủ

Cách làm:

Thịt vịt làm sạch, rửa rồi để ráo nước. Dùng dao chặt thành từng miếng vuông vừa ăn. Kiệu cắt rễ, lột vỏ, rửa sạch. Gừng xắt thành lá mỏng, hành làm sạch bó lại.

Sau đó xào gừng với dầu ăn rồi cho thịt vịt vào xào cùng cho thật thơm. Tiếp đến bạn cho khoảng 2 lít nước và gia vị, hành, muối vào đun sôi với lửa lớn chừng 30 phút. Cho kiệu vào nấu cùng, hạ lửa bé xuống, vớt hành và bọt ra, nêm lại gia vị vừa ăn.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải khát, bồi bổ cơ thể.

Canh chân vịt:

Nguyên liệu:

- 8 cái chân vịt

- 50g nấm hương

- 50g măng

- 750g nước canh

- 5g mỡ gà

- 2g bột ngọt

- 3g muối

- 10g rượu gia vị

Cách làm:

Chân vịt phải lột bỏ da, móng, rửa sạch rồi bỏ vào nước canh nấu chín với lửa lớn. Vớt chân vịt ra, dùng dao rạch theo chiều dọc rồi thao xương bỏ đi.

Sau đó bỏ chân vịt lại vào nồi nấu chín cùng nấu và măng. Sau vài phút bạn thêm ít nước lạnh. Khi canh sôi thì vớt bọt bỏ đi, nêm gia vị, rượu gia vị vào rồi tắt bếp.

Khi múc canh ra bát rưới mỡ gà lên trên ăn nóng.

Tác dụng: Thanh nhiệt, bổ mắt, chưa đau họng, bổ thanh quản,…

Canh mề vịt củ cải:

Nguyên liệu:

- 1 củ cải trắng to

- 2 cái mề vịt mới

- 2 lát gừng sống

- 4g muối

- 10g dầu mè

- 1kg nước canh

Cách làm:

Mề vịt bỏ hết chất bản, lột màng bọc bên trong rồi xát muối thật sạch để loại bỏ mùi hôi. Đem gừng, củ cải rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng.

Nấu sôi nước canh rồi cho mề, gừng, muối tiếp tục nấu sôi với lửa lớn chừng 1 giờ su đó cho củ cải vào đun cho đến khi củ cải mềm là được.

Mục ra ăn nóng, rướu dầu mè lên trên cùng là bạn đã có món ăn ngon, hấp dẫn.

Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng, trị chứng chán ăn.

Lưu ý:

- Tuy thịt vịt rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Vì thịt vịt tính hàn nên kỵ với những người bị cảm, dương hư tỳ nhược thì không nên ăn.

- Không ăn thịt vịt với rùa đen, ba ba, mộc nhĩ, chao đậu vì chúng cùng tính hàn gây bất lợi cho người sử dụng.

- Tuyệt đối không được ăn thịt vịt với quả mận, quả dâu và thịt ba ba

Cách khử mùi hôi của thịt vịt

Thịt vịt thường có mùi hôi đặc trưng do đó khi sơ chế bạn cần biết cách khử mùi hôi để có món thịt vịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng.

Xát muối

Sau khi vặt sạch lông bạn nên dùng 1 nắm muối rồi xát vào toàn thân vịt. Đồng thời, xát muối để làm sạch nội tạng của vịt. Cách này sẽ giúp khử mùi hôi, làm trắng thịt vịt.

Ướp rượu, dấm

Ngay sau khi vặt lông xong bạn có thể làm sạch thịt vịt bằng cách rửa dấm hay ướp rượu.

Nếu là thịt dùng để luộc thì bạn có thể cho rượu trực tiếp vào nồi nước luộc. Cách này vừa khử được mùi hôi vừa không ảnh hưởng đến hương vị của thịt vịt do rượu có tính bay hơi.

Gừng và hành củ

Dùng gừng và hành để nấu cùng thịt vịt, tẩm ướp gia vị kiểu này sẽ giúp át đi mùi hôi của thịt, cho món ăn thêm hương vị thơm ngon, đậm đà.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại