Cây thuốc nam lạ
Năm 1993, anh Ngô Sĩ Lạc mắc bệnh thận. Căn bệnh này suýt nữa thì cướp đi mạng sống của anh.
“Tôi điều trị ở bệnh viện tại Phú Yên, vô bệnh viện TP.Hồ Chí Minh rồi ra bệnh viện ở Vinh, Nghệ An. Bác sĩ đều nói cả hai quả thận bị hư, tôi phải ghép thận, nếu có tiền”.
Anh Lạc làm gì có tiền, có thận để mà ghép! Năm 1984, từ Diễn Châu (Nghệ An), anh đến huyện miền núi Sơn Hòa lập nghiệp. Rồi anh đi bộ đội, sang chiến trường Campuchia. Bị bệnh sốt rét hành hạ, anh Lạc xuất ngũ một năm sau đó.
Trở về Sơn Hòa, anh lập gia đình. Hai vợ chồng mưu sinh trên rẫy. Đến khi anh Lạc ngã bệnh, vợ chồng anh phải chuyển nhượng 1,5ha đất rẫy để chạy chữa, thuốc thang. Không có tiền ghép thận, anh đành buông xuôi, mặc cho số phận.
Anh được đưa về nhà và bị căn bệnh quái ác hành hạ, dẫn đến phù, co rút hai chân, không thể đi được. Khi đó, người đàn ông sinh năm 1967 này yếu đến mức được vợ và bạn dìu hai bên, cũng không còn sức để đứng lên.
Cứ ngỡ mình sẽ chết thì ngày nọ, anh Lạc hay tin ở Tuy Hòa có một người đào vàng bị hư cả hai quả thận, bệnh viện “chê”, trả về.
Rồi bệnh nhân đó uống thuốc của một người dân tộc thiểu số ở Phú Túc (Krông Pa, Gia Lai) và khỏe mạnh trở lại.
Như người sắp chết đuối vớ được cọc, anh Lạc nhờ em trai lên Phú Túc, lặn lội tìm người đàn ông kia để mua thuốc.
“Em tôi mua được 2 khúc cây, mỗi khúc dài khoảng nửa mét, to bằng cổ tay với giá 150.000 đồng, về nhà vạt mỏng, rang vàng hạ thổ rồi nấu sôi kỹ để tôi uống thay nước.
Đêm đó, sau khi uống hết ấm thuốc đầu tiên, tôi rất mệt, nhưng sáng hôm sau thì thấy đỡ nhiều.
Tôi liền bảo em lên Phú Túc mua thêm thuốc. Uống đúng một tháng thì khỏe, tôi đi siêu âm lại, bác sĩ bảo: Thận không có vấn đề gì” - anh Lạc tươi cười kể về chuyện mình đã thoát khỏi bệnh một cách kỳ diệu.
Chia sẻ niềm hy vọng
Khỏi bệnh, anh Lạc vô cùng tò mò muốn biết cây thuốc gì đã giúp mình bước qua “cửa tử” nên đem khúc cây đến gặp nhiều người dân tộc thiểu số sống ở địa phương để tìm hiểu.
Tuy nhiên, tất cả đều lắc đầu, chẳng biết đó là cây gì. Bởi vì trước khi bán thuốc cho gia đình anh Lạc, người đàn ông ở Phú Túc đã chặt cây thuốc ra thành từng khúc và trên cây không còn một cái lá nào, vì vậy, người ta không thể “nhận diện” được.
Khỏe mạnh trở lại, anh Lạc tiếp tục làm rẫy và mua cây thuốc “trữ” trong nhà. “Mỗi lần lên Phú Túc, tôi mua từ 1 đến 2 triệu đồng tiền thuốc để dành trong nhà, ai cần thì tôi chia lại cho họ” - anh Lạc cho biết.
Cách đây 3 năm, anh Cao Văn Thìn ở thôn Nguyên Trang, đồng hương với anh Lạc, mắc bệnh sốt rét, sau đó tiểu ra máu rất nhiều. Anh Thìn đến bệnh viện khám thì được khuyên nhập viện để điều trị.
“Lúc đó vợ tôi cũng bệnh, đang lúc mùa màng mà gia đình lại neo người nên tôi không nhập viện. Anh Lạc hay tin, đưa cho tôi một khúc cây, bảo về sắc uống thử.
Tôi uống vào thấy đỡ, nước tiểu trong trở lại. Công nhận cây đó hay, cách sử dụng cũng rất đơn giản” - anh Thìn kể.
Anh Thìn cho biết sau khi uống hết 4 ấm thuốc, anh khỏi bệnh cho tới bây giờ. Khúc cây thuốc mà anh Lạc đưa, giờ vẫn còn một ít, anh Thìn cất kỹ, để dành.
“Nó chẳng bị mối mọt gì cả, dù tôi cứ để khơi khơi như thế” - anh Thìn nói. Rồi, cũng như anh Lạc, anh Thìn rất tò mò muốn biết rốt cuộc đó là cây gì mà hay vậy.
“Hai anh em đã lên Gia Lai mua thuốc và “theo dõi” người đàn ông đó vì muốn tìm ra gốc gác cây thuốc, nhưng mà không được” - anh Thìn tươi cười kể.
Không chỉ nhiều người dân ở thôn Nguyên Trang biết về cây thuốc “của anh Lạc”, mà người ở xa cũng gọi điện đến “đặt hàng”. Anh Lạc nói: Tôi đã chia thuốc cho rất nhiều người, gần có, xa có, giờ không thể nào nhớ hết.
Có người ở Cam Ranh (Khánh Hòa), uống hết bệnh rồi mà vẫn mua thêm, nói là để “thủ” trong nhà. Một người tên Thi bị phù, ứ nước ở thận, uống thuốc hết bệnh rồi thì mua về bán cho dân trong vùng. Tít trong TP Hồ Chí Minh cũng có người điện ra tìm mua cây thuốc này”.
Một trong những người ở TP. Hồ Chí Minh đã mua thuốc của anh Lạc là anh Nguyễn Đức Thái, sống tại quận Thủ Đức.
Qua điện thoại, anh Thái cho biết:
“2 năm trước, thận của tôi bị ứ nước độ 2. Nghe người ta mách bảo, tôi mua thuốc của anh Lạc, uống chừng gần một tháng thì khỏi bệnh. Từ đó đến nay, tôi vẫn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, kết quả đều ổn”.
Theo lời anh Lạc, cây thuốc mà anh trữ trong nhà “chuyên trị” chứng suy thận, phù do bệnh về thận, thận ứ nước, tiểu ra máu do tổn thương thận, còn bệnh sỏi thận thì cây thuốc này “bó tay”.
Khi phóng viên tỏ ý muốn biết “mặt mũi” cây thuốc, anh Lạc kêu vợ mang ra một khúc cây to bằng cổ tay trẻ con, có gai, màu vàng rất nhạt.
Rồi anh mang ra một cái máy bào. Tì khúc cây vào cửa, anh Lạc bắt đầu bào và dăm xối xả văng ra. Chốc sau, anh đã có một vốc to dăm mỏng bào từ cây thuốc, có mùi hăng rất nhẹ.
Anh Lạc hướng dẫn: Đem cái này rang vàng, hạ thổ rồi cho vào ấm đất, đổ 4 chén nước, đun sôi kỹ rồi uống thay nước, thế thôi. Một ấm thuốc nấu từ 2 đến 3 nước mới bỏ.
Cũng theo anh Lạc, người bị suy thận phải uống từ nửa tháng đến một tháng mới có kết quả, còn người bị phù do bệnh về thận thì chỉ cần uống trong năm mười ngày.
“Có người ở TP Tuy Hòa điện lên hỏi về cây thuốc, rồi hỏi là có cần đưa bệnh nhân đến để bắt mạch không. Trời, tôi đâu phải là thầy thuốc. Tôi may mắn biết được cây thuốc này, cứu được mình, sau đó thì giúp cho bà con thôi” - anh Lạc nói.
Trao đổi xoay quanh cây thuốc “bí ẩn” đang được anh Ngô Sĩ Lạc chia sẻ với nhiều người mắc bệnh thận, đông y sĩ Lê Văn Phước ở TP Tuy Hòa - người đã có nhiều năm sưu tầm, giới thiệu những cây thuốc quý - nói:
Muốn biết đó là cây gì, hoạt chất của nó như thế nào thì phải gửi tiêu bản đến Viện Dược liệu để các nhà chuyên môn xác định.
Cũng theo ông Phước, trong nhiều trường hợp, thổ nhưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chiết xuất được dược liệu từ cây thuốc.
Và phải thu hái đúng quy trình, nếu thì cũng không có tác dụng.
Bạn đọc có nhu cầu liên lạc với anh Ngô Sĩ Lạc, thì liên lạc theo số điện thoại: 0168.614.6886.