Cảnh báo lạm dụng phương thuốc kinh điển của Trung Quốc

Trần Quỳnh |

Là một phương thuốc “đại bổ”, nhưng Lục vị địa hoàng chỉ thích hợp cho một số đối tượng riêng biệt.

Lục vị địa hoàng là phương thuốc kinh điển được lưu truyền hàng ngàn năm của Y học cổ truyền Trung Quốc. Trong Y văn cổ có câu: “Người thầy thuốc không biết sử dụng bài bát vị, lục vị là bài thuốc thần, thì tay nghề đã thiếu mất quá nửa”.

Điều đó đủ cho chúng ta thấy tầm quan trọng và vị trí đặc biệt của phương thuốc này đối với Trung y nói riêng và Y học cổ truyền nói chung.

Trên thực tế, nhiều người xem Lục vị địa hoàng như thần dược trị bách bệnh. Người cao tuổi dùng lục vị với hy vọng “kéo dài tuổi thọ, cường kiện thân thể”.

Tầng lớp thanh niên, trung tuổi lại xem nó như một vị thuốc tráng dương, bổ thận cao cấp. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn mua Lục Vị Địa Hoàng cho con em uống để cải thiện vóc dáng thấp lùn hay chứng “dậy thì muộn”.

Cũng có không ít người coi đây là bài thuốc hạ đường huyết và điều chỉnh huyết áp.


Không ít người coi “Lục Vị Địa Hoàng” là tiên đan chữa khỏi mọi bệnh tật

Không ít người coi “Lục Vị Địa Hoàng” là tiên đan chữa khỏi mọi bệnh tật

Ít ai biết rằng, bản thân Lục vị địa hoàng dù là một phương thuốc tốt, nhưng cũng không thể trị bách bệnh, càng không phải là thực phẩm chức năng.

Theo khuyến cáo của các thầy thuốc y học cổ truyền, “thần dược” này tuyệt đối không thể sử dụng một cách vô tội vạ.

“Lục vị” là tên gọi tắt của “Lục vị địa hoàng”, có nghĩa là bài thuốc gồm 6 vị (thục địa hoàng, sơn chu du, sơn dược, trạch tả, đan bì và phục linh), trong đó địa hoàng là chủ vị.

Dạng thuốc viên gọi là "Lục vị địa hoàng hoàn", dạng thuốc sắc gọi là "Lục vị địa hoàng ẩm" hoặc "Lục vị địa hoàng thang".

Tương truyền rằng bài thuốc này ra đời từ thời nhà Tống, do danh y nổi tiếng đương triều là Tiền Ất ghi lại trong cuốn “Tiểu Nhi Dược Chứng Chân Quyết”. Từ đó, Lục vị địa hoàng trở thành một phương thuốc kinh điển với công hiệu bổ âm, bổ thận.

Theo các thầy thuốc, trong lục vị, thục địa hoàng có công dụng bổ thận âm, sơn chu du bổ gan kiện thận, sơn dược kiện tỳ ích thân.

Do đó, bài thuốc này không chỉ có công dụng bổ thận âm mà còn khiến cho “tam âm cùng bổ” (bổ thận âm, gan âm và tỳ âm).

Tuy nhiên cũng bởi vậy mà Lục Vị Địa Hoàng chỉ thích hợp cho người bị “âm hư” chứ không nên dùng cho người “dương hư”.


Mặc dù là phương thuốc “đại bổ”, nhưng Lục Vị Địa Hoàng chỉ thích hợp cho một số đối tượng riêng biệt

Mặc dù là phương thuốc “đại bổ”, nhưng Lục Vị Địa Hoàng chỉ thích hợp cho một số đối tượng riêng biệt

Nói riêng về thận, người mắc chứng “thận âm hư” thường có thân nhiệt cao, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và gang bàn chân nóng, khô miệng.

Ngược lại, người “thận dương hư” có biểu hiện thắt lưng và đầu gối bủn rủn, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lạnh tay chân, ưa nóng, sợ lạnh.

Cùng với đó, người mắc chứng “dương hư” (thận dương hư, tỳ dương hư) sẽ có sắc mặt trắng bệch, thể chất suy yếu, thích nóng, sợ lạnh… Những đối tượng trên hoàn toàn không nên uống Lục vị địa hoàng.

Bên cạnh đó, các thầy thuốc còn khuyến cáo những người béo phì, tỳ hư thấp cũng không nên dùng loại thuốc này. Mặt khác, nếu người dùng thấy xuất hiện các triệu chứng như khẩu vị kém, đi tả cũng nên tạm ngưng dùng lục vị.

Các bác sĩ khuyến cáo, mặc dù là bài thuốc “đại bổ”, nhưng những người có nhu cầu sử dụng Lục vị địa hoàng nên chú ý tới thể trạng của mình, dùng đúng liều lượng và nghe theo chỉ định của thầy thuốc.

* Theo Sina Health

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại