Cách nhận biết chó mắc bệnh dại

Tuyết Anh (T.H) |

Chó cắn là tình huống rất thường gặp nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu đó là chó lạ và có thể sẽ nhiễm bệnh dại từ nó sẽ nguy kịch đến tính mạng.

Do đó, khi bị chó cắn đặc biệt là chó lạ bạn cần có cách sơ cứu trước khi đi đến bác sĩ để kiểm tra hay tiêm văcxin phòng bệnh.

Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị chó cắn

Ngay sau khi bị chó cắn nên nhanh chóng cách ly con chó đã cắn người ra một khu vực khác và nhốt lại để theo dõi.

Không nên đánh đập và tìm cách bắt giữ nó ngay lúc đó vì có thể nó sẽ cắn thêm nhiều người nữa trong lúc bị đuổi bắt.

Sau đó tiến hành sơ cứu:

- Trấn an tình thần người bị chó cắn để tránh bị hoảng loạn, lo sợ mắc bệnh dại.

- Quan sát vết thương để biết được mức độ nguy hiểm của nó cỡ nào (có chảy máu không? Cắn ở đâu? Sâu hay rộng cỡ nào?).

- Rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng diệt khuẩn.

- Dùng oxy già hay nước muối để rửa vết thương, rồi dùng bông lâu nhẹ nhàng, thấm khô vết thương để sát khuẩn.

- Nâng cao vùng có vết thương để giảm tình trạng chảy máu đồng thời dùng gạc sạch bang vết thương để cầm màu.

- Đưa người bị chó cắn đến cơ sở y tế ngay sau đó để thao dõi trong vòng 48 tiếng (không phân biệt chó nhà hay chó lạ).

Bác sĩ Nguyễn Trần Việt Tánh - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM)

Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm văcxin mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày.

Trong thời gian theo dõi, nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải tiêm văcxin dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, chó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm văcxin.

Theo Giadinhvn.vn

Cách nhận biết bệnh dại ở chó

Chó mắc bệnh dại thường xảy ra ở hai thể

Thể điên cuồng:

Chó lên cơn dại dữ dội, mắt đỏ ngầu, cằm trễ, chảy dãi, sùi bọt mép trắng xóa như bọt xà phòng, có bộ mặt đặc trưng trông bất thường, lao như điên vào người để cắn xé thậm chí là chủ nhà.

Chó dại thường sợ gió, sợ nước, và bỏ nhà đi lung tung, bạ gì ăn đấy, phát điên nhiều lần trong ngày. Chó mắc bệnh dại sụt cân rất nhanh sau chuyển sang thể bại liệt rồi chết.

Thể bại liệt – thể dại câm

Nhìn buồn bã, ngơ ngác, bỏ ăn, buồn chồn. chui vào xó tối nằm lì. Sau vài ngày sẽ bị liệt chân, liệt hàm (hàm trễ), lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do, không có khả năng cắn người, sụt cân nhanh, nằm lì 1 chỗ rồi chết.

Ở chó con rất ít khi gặp ở thể dại điên cuồng mà thường khi mắc bệnh hay có hành động mơn trớn, buồn bã, liếm chân người sau 3-5 ngày thì chết trong tư thế liệt hoàn toàn. Chứng dại này rất nguy hiểm vì rất khó phát hiện.

Phòng chó cắn và bệnh dại

- Không nên chơi đùa, hay đến gần chó lạ.

- Không lại gần chó có biểu hiện bất thường hoặc tránh xa chó lạ.

- Tiêm phòng văcxin dại cho chó nhà.

- Khi thấy chó có biểu hiện bất thường cần nhốt lại để theo dõi tránh thả rông để chó đi cắn người rất nguy hiểm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại