Cách đơn giản phát hiện ung thư

BÁCH CÁT |

Cơ quan y tế quốc gia của Anh (NHS) vừa phát minh một phương pháp tầm soát ung thư đơn giản: tầm soát bằng đường thở. Phương pháp này sẽ được áp dụng để chẩn đoán ung thư phổi và ung thư đường ruột.

Theo các chuyên gia, với công nghệ đột phá, phương pháp đo hơi thở sẽ cứu sống được 10000 người mỗi năm vì có thể phát hiện được bệnh nhân dương tính hay âm tính với ung thư ngay trước khi cơ thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng của bệnh.

Đây là một điều mới mẻ, chưa có phương pháp nào trước đây làm được. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ được điều trị sớm hơn, cơ hội sống sót càng cao hơn.

Các chuyên gia hy vọng phương pháp này sẽ được ứng dụng rộng rãi trong tương lai để điều trị nhiều bệnh hiểm nghèo khác.

Chỉ cần được thổi qua LuCID, bệnh ung thư được phát hiện nhanh chóng
Chỉ cần được thổi qua LuCID, bệnh ung thư được phát hiện nhanh chóng

Với phương pháp này, thiết bị chính của hệ thống đo là bộ thiết bị cảm biến ung thư phổi (LuCID). LuCID được lắp một con chip có khả năng cảm thụ những phần tử vật chất sinh học mà cơ thể xuất ra qua đường thở.

Người sáng chế LuCID, Billy Boyle – đồng sáng lập công ty Owlstone Nanotech tự tin khẳng định độ nhạy của thiết bị “tương đương chó nghiệp vụ chuyên đánh mùi điện thoại di động”.

Boyle nhấn mạnh: “Chúng tôi có thể tầm soát và phát hiện ung thư ngay cả ở những người chưa xuất hiện triệu chứng của bệnh như ho nhiều, ho ra máu, … tức là ngăn chặn ung thư trước khi bệnh bắt đầu”.

Ông Billy Boyle- người phát minh ra phương pháp tầm soát ung thư bằng đường thở 

LuCID sẽ được thử nghiệm lâm sàng tại hai bệnh viện thuộc NHS trong mùa hè này.

Theo Johnathan Bennet – tiến sĩ khoa hô hấp của Bệnh viện Đại học Leicester cho biết, nếu thành công, LuCID sẽ được sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện đa khoa, và cũng có thể phổ biến tới các hiệu thuốc.

Điều này đồng nghĩa những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi, đặc biệt là những người hút thuốc ở độ tuổi 50 sẽ được tầm soát thường xuyên và ít tốn kém.

Boyle quả quyết việc tầm soát ung thư từ sớm là vô cùng quan trọng. Và ông ước tính phương pháp này sẽ cứu sống 10000 người mỗi năm và giúp NHS tiết kiệm được khoảng 245 triệu bảng Anh.

Ông Boyle bồi hồi kể lại động lực cho dự án nghiên cứu này chính là người bạn đời của ông: Kate Gross, đã qua đời ngay ngày Giáng sinh ở tuổi 36 do ung thư ruột già. Khi phát hiện bị ung thư thì bệnh vợ ông đã sang giai đoạn cuối.

Kate Gross- vợ Billy Boyle  đã qua đời ngay ngày Giáng sinh ở tuổi 36 do ung thư ruột già và cô chính là động lực để ông phát minh ra phương pháp tầm soát ung thư này

Ông chia sẻ thêm: “Chỉ có chẩn đoán và tầm soát sớm mới có khả năng ngăn chặn và đẩy lùi ung thư. Vì khi đó, tất cả các phương pháp, liệu pháp hiện tại (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, …) mới điều trị dứt điểm và hiệu quả.

Vợ chồng tôi đã ở bệnh viện hàng năm trời và thấy rất nhiều người đồng cảnh ngộ với chúng tôi. Đơn giản là vì họ đều phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Nếu được phát hiện sớm, nhiều gia đình sẽ không phải chịu mất mát người thân. Và theo tôi, chúng ta đã có một cơ hội thật sự để giúp mọi người chống chọi và đẩy lùi căn bệnh quái ác này".

Bản thử nghiệm của phương pháp tầm soát qua đường thở sẽ được cài đặt vào hệ thống máy tính của bệnh viện, nhưng các chuyên gia cũng đang tiến hành nghiên cứu phát triển một phiên bản di động.

Hàng năm ở Anh có đến 44000 người dương tính với ung thư phổi, hơn 40000 người dương tính với ung thư đường ruột. Đa số họ chỉ biết mình bị ung thư khi bệnh đã sang giai đoạn muộn.

(Theo Mirror)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại