Mấy ngày trước, đồng nghiệp của tôi có chia sẻ: Con gái của cô mới có hai tuổi đã bị xuất huyết dạ dày.
Nghe cô nói xong tôi giật mình hoảng hốt, điều này có vẻ không hợp lý lắm vì lúc đứa bé được sinh ra cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, sao mới có hai tuổi đã mắc bệnh này được?
Cô ấy cho biết: Bởi vì công việc của hai vợ chồng đều khá bận nên đứa bé từ trước đến giờ đều được ông bà trông giúp, vì vậy cứ đến cuối tuần vợ chồng cô mới đón con về.
Kết quả là tuần trước khi đón con về, đứa trẻ không chịu ăn uống gì cả, dù dỗ dành thế nào cũng không chịu ăn.
Buổi tối cuối tuần hôm đó vợ chồng cô tiễn bà nội về nhà ngủ, nửa đêm nhận được điện thoại của bà nói đứa bé đang nôn mửa, hơn nữa còn nôn ra thứ có màu nâu đậm.
Tôi hỏi lại người bạn đồng nghiệp là có cho đứa bé ăn gì khác lạ không?
Cô ấy nói những đồ cho bé ăn đều bình thường như mọi ngày, không thể có chuyện nôn ra cái gì có màu nâu được, vợ chồng cô vội vàng chạy xe về nhà bà nội đưa đứa bé đến bệnh viện.
Sau khi nghe toàn bộ câu chuyện xong, bác sĩ nói có thể bé gái đã bị xuất huyết dạ dày. Sau khi nội soi cho bé gái xong kết quả cho thấy đứa trẻ đã bị loét dạ dày.
Bác sĩ liền hỏi tình hình sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của bé. Sau khi nghe bà nội nói khiến cả nhà giật mình.
Thì ra người bà từ trước luôn dùng đũa ăn của mình đút cho cháu ăn, hơn nữa bà còn dùng nước rửa mặt của mình rửa lại cho cháu vì bà muốn tiết kiệm nước.
Qua kiểm tra cho thấy bà nội đã bị nhiễm một loại vi rút, loại vi rút này đối với người lớn thì không sao nhưng đối với trẻ nhỏ thì lại bị ảnh hưởng rất lớn bởi sức đề kháng của trẻ rất kém, dạ dày khá mỏng!
Bác sĩ đề nghị:
1. Bình thường không nên thơm vào môi của trẻ, đặc biệt là người lớn tuổi có các triệu chứng như cảm cúm, tiêu chảy, mắc các bệnh về răng miệng, viêm kết mạc,…hay khi trang điểm thì nhất định phải tẩy trang sạch đi thì mới được thơm trẻ.
Bởi vì trong đồ trang điểm đều có chứa các chất độc hại như chì, thủy ngân,..
2. Không được dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt với trẻ. Tuyệt đối không được dùng chung nước rửa mặt với trẻ.
3. Không nên nhai thức ăn cho trẻ. Nếu thức ăn quá lớn bạn có thể cắt nhỏ khi chế biến thức ăn.
4. Tuyệt đối không được dùng đũa của mình trực tiếp đút thức ăn cho trẻ, cũng không được dùng chung cốc uống nước với trẻ. Tóm lại các dụng cụ để ăn uống của trẻ phải được dùng riêng.
5. Khi cho trẻ uống nước không được dùng miệng để thử độ nóng của nước , thậm chí càng không được dùng miệng ngậm vào núm vú của bình sữa để kiểm tra độ nóng của sữa.
6. Không nên cho trẻ ăn đồ cay nóng vì như vậy sẽ làm mỏng đi dạ dày của trẻ.
Nuôi trẻ không phải là điều đơn giản, vì thế bố mẹ phải đặc biệt chú ý.