Bắt bệnh chuẩn xác thông qua 2 động tác này

Lữ Trần Huyền An |

Kiểm tra tình hình sức khỏe của bạn thông qua đôi tay với 2 bài kiểm tra đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Bài kiểm tra 1:

Trước hết hãy nắm chặt bàn tay và giữ nguyên trạng thái đó trong 30 giây. Sau đó mở bàn tay ra, màu trắng trong lòng bàn tay ngay lập tức chuyển sang màu hồng hay phải mất một thời gian ngắn mới chuyển màu?


Tay của bạn có màu gì khi mở lòng bàn tay ra sau 30 giây nắm chặt? (Ảnh: Internet)

Tay của bạn có màu gì khi mở lòng bàn tay ra sau 30 giây nắm chặt? (Ảnh: Internet)

Theo y học cổ truyền của Trung Quốc, khi chúng ta chặt nắm tay sẽ tạo ra áp lực tác động trực tiếp đến mạch máu, ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn máu, vì vậy lòng bàn tay sẽ trắng bệch khi bạn nắm tay lại.

Mở lòng tay ra, bàn tay trắng của bạn nếu lập tức khôi phục lại màu sắc ban đầu, nó có nghĩa là trái tim của bạn hoàn toàn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu nó phải mất hơn 10 giây để khôi phục, hãy cẩn thận và nhanh chóng tiến hành một cuộc khám sức khỏe, bởi hiện tượng này có thể là trường hợp của bệnh xơ vữa động mạch.

Bài kiểm tra 2:

Người Trung Quốc quan niệm rằng, các ngón tay mỗi người có mối liên hệ chặt chẽ đến cơ thể con người, năm đầu ngón tay tương ứng với các cơ quan nội tạng, đặc biệt họ cho rằng nếu có một cảm giác đau trên ngón tay, nghĩa là liên quan đến vấn đề nội tạng.


Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng 5 ngón tay tương ứng cho các cơ quan nội tạng. (Ảnh: Internet)

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng 5 ngón tay tương ứng cho các cơ quan nội tạng. (Ảnh: Internet)

Hãy thử bấm mạnh vào gốc móng tay sát, lần lượt bắt đầu từ ngón tay út và cảm nhận "nỗi đau". Không có sự đau đặc biệt nào khi bấm vào các móng tay?

Chúc mừng bạn vì tình trạng sức khỏe khá ổn định! Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy đau ở một ngón tay nào hơn những ngón khác, có thể một bộ phận nào đó trong cơ thể bạn đang gặp trục trặc.

- Đau ở ngón tay út:

Bạn thấy đau hơn ở ngón tay út, vấn đề có thể ở tim mạch hoặc ruột non.

- Đau ở ngón áp út (ngón đeo nhẫn):

Độ dài của ngón tay áp út nới lên chỉ số xác suất của một cơn đau tim có thể xảy ra với một người. Bạn bấm vào móng tay và thấy đau ở ngón đeo nhẫn có thể chứng bệnh đau họng hoặc đau đầu.

- Đau ở ngón giữa:

Khi bạn có hiện tượng đau ở ngón giữa, điều này nói lên rằng, có thể bạn đang gặp vấn đề với bệnh tim hoặc có nguy cơ đột quỵ. Lí giải điều này, quan niệm người Trung Quốc cho biết, ngón giữa có mối liên hệ trực tiếp đến tim.

- Đau ở ngón trỏ:

Bệnh về đường tiêu hóa, táo bón hoặc bị ruột kết sẽ là một trong những vấn đề liên quan đến việc ngón trỏ bị đau hơn những ngón khác khi bạn bấm móng vào.

- Đau ở ngón tay cái:

Phổi là bộ phận có liên quan chặt chẽ với ngón cái. Vì thế, nó sẽ gây áp lực và bạn cảm thấy đau ở ngón cái. Đây là một trong những dấu hiệu để bạn sớm nhận ra những nguy cơ mắc bệnh về phổi.


Bấm vào gốc móng tay và cảm nhận cảm giác đau ở mỗi ngón là cách kiểm tra sức khỏe của bạn. (Ảnh: Internet)

Bấm vào gốc móng tay và cảm nhận cảm giác đau ở mỗi ngón là cách kiểm tra sức khỏe của bạn. (Ảnh: Internet)

Bạn hãy lưu ý rằng, ngay cả đau nhẹ hoặc bất cứ khi nào thấy đau, hãy cẩn thận và nhanh chóng đến bệnh viện thực hiện việc khám sức khỏe.

Việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ có khả năng chữa trị nhanh chóng và đơn giản hơn. Tốt hơn hết, việc kiểm tra sức khỏe định kì sẽ giúp bạn kiểm soát được tình hình.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và có những phương pháp xác định sức khỏe hiệu quả nhé!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại