Trong đông y, rượu có vị cay hơi đắng tính đại nhiệt, rượu đi vào được cả 12 kinh lạc để điều trị một số chứng bệnh.
Có tác dụng hòa huyết thông kinh hoạt lạc trợ dược lực, cho nên đông y dùng rượu để sao tẩm một số vị thuốc làm chất dẫn đưa thuốc vào huyết, đưa thuốc lên phía trên cơ thể để điều trị một số chứng bệnh mà không có chất dẫn của rượu thì không có kết quả.
Rượu còn làm giảm tính hàn của một số vị thuốc. Hoặc ngâm một số vị thuốc để điều trị một số chứng bệnh và một số bài thuốc bổ dưỡng.
Những ai không nên uống rượu?
Người tâm, can, thận (tim, gan, thận) không hấp thu và đào thải được rượu, người tỳ vị nhiệt (dạ dày nóng). Khi uống rượu vào thấy choáng váng khó chịu, tim hồi hộp, mặt đỏ, đau vùng thượng vị, nóng trong dạ dày, sau khi uống rượu thấy mệt mỏi khó chịu...
Mộc hương.
Các ngự y trong triều đình nhà Thanh đã nghiên cứu hàng chục bài thuốc để chọn ra bài “Cát hoa giải tình thang” để làm bài “Cung đình pháp chế”
Bài thuốc chỉ dùng trong cung đình để “chữa bệnh cho tửu khách”
Bài thuốc gồm 13 vị: liên hoa thanh bì (bỏ mầm) 3 g, mộc hương 5 g, quất bì (bỏ cùi trắng ở trong) 6 g, bạch linh 6 g, nhân sâm 6 g, thần khúc (sao) 6 g, trạch tả 8 g, cát hoa (hoa cát căn) 18 g...
Các vị thuốc trong bài tán thành bột, mỗi lần uống 12 g, uống với nước đun sôi còn nóng, nếu uống lần thứ nhất chưa ra mồ hôi thì sau nửa canh giờ cho uống lần thứ hai, lần thứ ba, khi đã ra được mồ hôi là tốt nhất.
Nhưng khi đã ra mồ hôi rồi thì không cho uống nữa. Sau khi tỉnh rượu bệnh nhân dễ mệt mỏi đau khắp mình mẩy.
Bài thuốc có tác dụng: bên ngoài giải trừ cơ nhục.
Bên trong làm thanh khiết dương minh (mát dạ dày) làm cho trên dưới, trong ngoài được phát tán, để cái uế khí trong vị (dạ dày) nhờ mùi thơm của một số vị thuốc được đẩy lùi, từ tỳ vị bị vẩn đục biến thành trong sạch, điều hòa được hàn nhiệt trong cơ thể.
Các bậc tiền bối của Đông y cho rằng: Rượu là tinh dịch của thủy cốc biến hóa ra nhờ những bài thuốc Đông y được làm lên men. Nó mang tính nhiệt nhưng thể thấp nếu uống nhiều, uống liên tục dễ lưu trữ trong cơ thể lâu dài mà sinh bệnh.
Uống ít có tác dụng điều hòa khí huyết, thư giản âm dương. Bên trong giúp cho trung khí (khí ở tỳ vị) khống chế được ngoại tà xâm nhập vào cơ thể.
Nếu uống nhiều vô độ, nhẹ thì làm tổn hại tỳ vị, nặng thì làm kiệt thần khí, làm mất tính người.
Rượu làm cho cơ thể choáng váng, khốn đốn phiền loạn, buồn nôn, nôn khan, ăn vào lại nôn ra, tay chân rã rời, mình nóng, hung cách (vùng ngực) bế tắc, có khi lên cơn co giật, tâm thần hoảng loạn.
Những chứng ấy đều do thấp và nhiệt của rượu gây ra, làm tiều tụy hình hài của cơ thể. Nếu uống lâu dài thì khí và huyết đều bi nhiễm độc nên hại đến các tạng như: tâm, can, tỳ, vị, thận và sinh ra các bệnh khó lường.