Câu chuyện ít biết về 1 ông lấy 5 - 7 vợ
Người Cơ-tu sống lâu đời trên vùng núi Trường Sơn, tập trung tại miền núi tỉnh Quảng Nam, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là một dân tộc thiểu số có nhiều nét đặc trứng văn hóa rất đặc sắc.
Ngày nay, người Cơ Tu theo chế độ 1 vợ 1 chồng, nhưng các già làng kể lại, ngày xưa đàn ông Cơ Tu được lấy nhiều vợ, đặc biệt là những người giàu có. Bởi vậy chuyện đàn ông Cơ Tu có 2 - 3 vợ, thậm chí là 5 - 7 vợ là hết sức bình thường.
Có một điều lạ là lấy nhiều vợ như vậy nhưng đàn ông Cơ Tu rất khéo "chiều" vợ, nhiều người đã qua tuổi thất thập nhưng vẫn có vợ bé và sinh con "sòn sòn".
Đặc biệt, các bà vợ đều rất mãn nguyện khi nhắc tới chuyện vợ chồng, rất hiếm có người nào rơi vào cảnh chồng chung mà cô đơn chuyện phòng the.
Thực ra, chuyện một chồng lấy nhiều vợ đã trở thành cổ hủ, bị phê phán và không còn được cổ vũ ngay trong cộng đồng người Cơ Tu.
Câu chuyện này chỉ đôi khi còn được nhắc lại để làm ví dụ cho đời sống tình dục sung mãn của đàn ông nơi đây và dẫn dắt đến công dụng của những loại "thần dược phòng the" mà người Cơ Tu đang sở hữu.
Trước đây, người ta cho rằng, do người Cơ Tu sống hòa mình với thiên nhiên và sở hữu một nguồn thảo dược dồi dào nơi núi rừng nên con người nơi đây mới sung mãn như thế.
Tuy nhiên, sau này mới biết, ngoài yếu tố đó ra, người Cơ Tu còn sở hữu nhiều loại "thần dược" thuộc hàng "trứ danh".
Nhiều già làng ở Cơ Tu cho biết, người Cơ Tu có 2 tài sản quý giá đó là cây ba kích - loại thần dược bổ thận, tráng dương dành cho phái mạnh và một loại ấu trùng có tên là cơ đang - loại "xuân dược" nghìn năm tráng kiện, giúp bổ thận tráng dương tăng cường sinh lực.
2. "Xuân dược" nghìn năm tráng kiện của người Cơ Tu
Con cơ đang, hay còn gọi là sùng đất là một loại ấu trùng của con bọ hung (Holotrichia morosa waterhouse).
Về hình thức, cơ đang là loài ấu trùng đốt, da có nhiều nếp nhăn, mỗi đốt có 1 - 2 nếp (trừ 2 đốt cuối). Các đốt đều có lông dạng móc câu. Sống trong đất ở vùng đồng bằng.
Thông thường, sùng đất trưởng thành vào mùa mưa, độ vào giữa tháng 8 cho đến hết tháng 12 (âm lịch). Vậy nên hàng năm, cứ vào dịp cuối xuân, đầu hè, người dân Cơ Tu thường ra đồng săn cơ đang.
Những con cơ đang thường làm tổ sâu khoảng một gang tay dưới rễ mía, ngô, lạc. Chúng thường cắn phá rễ cây nên săn cơ đang cũng chính là cách bảo vệ mùa màng.
Săn cơ đang không khó vì người có kinh nghiệp chỉ cần nhìn những cây lạc, cây mía héo lá là biết ngay dưới gốc cây có ổ cơ đang.
Loại ấu trùng này tuy cũng có chân nhưng yếu nên không thể đào hầm được sâu và khi có "biến" cũng không di chuyển được xa nơi chúng trú ngụ. Chỉ cần dùng cuốc bới nhẹ là cũng có thể tìm thấy cơ đang.
Cơ đang khi săn về thường được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu như xào, luộc, nướng... Ngoài ra người Cơ Tu còn có món ăn truyền thống là món cơ đang um với đọt non của cây thiên niên kiện.
Món ăn này được người Cơ Tu ví như một loại "xuân dược" vừa giúp người ăn nghìn năm tráng kiện, vừa giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực.
Từ điển Động vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam có ghi: "Cơ đang có vị mặn, tính hơi ấm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích khí chữa chứng yếu sinh lý, đau lưng, chân tay nhức mỏi.
Liều dùng hàng ngày từ 10-20g dưới dạng hoàn tán hoặc rượu ngâm. Loại thuốc này có tên là "ngàn năm tráng kiện".