Trước khi ăn loại quả màu đỏ mọng, nhìn đẹp mắt và bổ dưỡng này bạn cần phải lưu ý đến những điều sau:
Không nên ăn nhiều hạt cà chua
Theo Báo Lao động thì hạt cà chua cũng tương tự như hạt ổi. Khi đi vào đường ruột nó không thể tiêu hóa được và khi thải ra ngoài thì chúng vẫn còn nguyên dạng hạt như lúc ban đầu.
Người ta lo ngại rằng, trong quá trình lưu lại ở hệ tiêu hóa nó có thể sẽ bị lọt vào trong ruột thừa, không tiêu hóa được sẽ khiến gây viêm ruột thừa.
Một khuyến cáo nữa được đưa ra là với trẻ nhỏ bạn cũng không nên cho trẻ ăn những loại quả có chứa nhiều hạt.
Đặc biệt là những loại hạt chứa chất camen dễ khiến trẻ bị táo bón nếu gặp trẻ nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc
Đay là thói quen tai hại rất nhiều người mắc phải khi ăn sa lát. Nếu tách riêng hai loại thực phẩm này thì sẽ rất có lợi cho cơ thể.
Nhưng khi kết hợp chúng lại thì lượng enzym catabolic có trong dưa chuột sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong cà chua khiến chúng mất tác dụng, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe của
Không ăn quá nhiều cà chua
Tuy là loại quả chứ lượng vitamin C lớn, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng và làm giảm sự oxy hóa, thậm chí là ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Nhưng không phải nó tốt mà bạn lại ăn càng nhiều càng tốt. Đó là một quan niệm sai lầm. Vì khi bạn đưa vào cơ thể một lượng lớn cà chua sẽ khiến chúng không thể tiêu hóa hết được.
Sự ứ đọng cà chua lâu ngày có thể khiến bạn có thể bị ứ khí, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra các bệnh về dạ dày, dường ruột.
Không ăn cà chua khi đói
Chất pectin và nhựa phenolic trong cà chua khi đưa vào dạ dày rỗng của bạn sẽ kết hợp với axit trong dạ dày khiến bạn có cảm giác nôn nao, khó chịu, đau bụng, thậm chí là nôn mửa như người bị say.
Do đó ăn cà chua khi đói là một việc làm không được khuyến khích. Nếu bạn đang thực hiện chế độ giảm cân bằng cà chua nên cân nhắc, nếu không sau khi giảm được cân thì dạ dày cũng bị hỏng sẽ rất nguy hại.
Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài
Cà chua chế biến đóng hộp, để trong thời gian dài sẽ khiến dinh dưỡng của chúng bị giảm đi. Bên cạnh đó bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm do cà chua để lâu bị nhiễm khuẩn.
Không ăn cà chua xanh
Đây là một cấm kỵ mà bạn nhất định phải nhớ. Vì khi bạn ăn cà chua xanh như đang uống thuốc độc tự giết chết chính mình.
Trong cà chua xanh có chứa Solanine – một độc tố cũng có chứa trong khoai tây mọc mầm. Khi ăn cà chua xanh vào bạn sẽ bị ngộ độc với với các triệu chứng đắng chát cổ họng, sùi bọt mép, mệt mỏi, buồn nôn và nôn,…
Với những người có thể trọng yếu hay ăn phải quà cà chua xanh chứa nhiều độc dược thậm chí có thể bị mất mạng.
Không ăn cà chua khi mắc bệnh gút
Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric trong máu. Trong khi đó cà chua lại là một thực phẩm có chứa hàm lượng purin khá lớn.
Nếu ăn cà chua khi mắc bệnh gút sẽ khiến bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C có trong cà chua cũng sẽ gây ra phản ứng kết tủa khi gặp axit uric vô cùng tai hại cho bạn.
Không ăn cà chua khi mắc sỏi thận
Theo Lương y Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà nội thì những người bị sỏi thận, sỏi mật chỉ nên ăn lượng nhỏ cà chua.
Vì cà chua có thể sẽ làm tăng kích thước của sỏi thận và sỏi mật lên do nó chứa hàm lượng kali và vitamin C lớn. Khi kali kết hợp với canxi trong nước tiểu sẽ kết tủa thành sỏi trong thận và mật. – Theo sức khỏe đời sống.